Bài 2. Hãi hùng diệt khẩu ở Khởi nghĩa Hòn Khoai – Kỳ cựu cộng sản (Cộng sản NAQ) thì chết và chết cả nhà! Đi lính cho Pháp thì thành cán bộ cấp cao và kể láo!

A. Bằng chứng và phân tích.

  1. Kỳ cựu cộng sản (Cộng sản NAQ) thì chết và chết cả nhà!

            1.1 Kỳ cựu cộng sản (Cộng sản NAQ) thì chết

            “Ngày 12-7-1941, Pháp đưa 10 đồng chí ra sân vận động Cà Mau để xử bắn. ” (Văn bản 1 - ảnh 1)

            1.2 Và chết cả nhà!

            + 6 liệt sĩ khởi nghĩa hòn khoai là bà con thân tộc

“Phần lớn những người tham gia khởi nghĩa Hòn Khoai đều có bà con, dòng họ nhau. Đặc biệt, trong số 10 liệt sĩ Hòn Khoai bị án tử hình, có đến 6 người có mối quan hệ ruột rà.(Văn bản 2 – ảnh 2)

            “Liệt sĩ Đỗ Văn Sến (người trực tiếp vật tên sếp đảo Olivier) là anh rể của liệt sĩ Ngô Kinh Luân (người mang mật lệnh khởi nghĩa từ đất liền ra Hòn Khoai). Liệt sĩ Ngô Kinh Luân là em cô cậu với liệt sĩ Lê Tồn Khuyên (thư ký Nhà Dây Thép Cà Mau, người mang mật lệnh đình khởi nghĩa của Xứ uỷ đến Năm Căn). Liệt sĩ Lê Tồn Khuyên bà con bạn dì với liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc (nhân viên trên đảo, người cùng đồng đội vật tên sếp đảo, bị hắn cắn cụt 1 ngón tay).

Liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc bà con chú bác với liệt sĩ Nguyễn Văn Cẩn (nhân viên trên đảo, khi khởi nghĩa thắng lợi ông lái ca-nô đưa đoàn quân về đất liền). Liệt sĩ Lê Tồn Khuyên và liệt sĩ Lê Văn Biên (nhân viên tháp Hải đăng, khi khởi nghĩa có nhiệm vụ trực tháp cho đèn phát sáng liên tục, tránh sự nghi ngờ của địch) là bà con cô cậu chung đầu cố.” (Văn bản 2)

+ Gia Đình Ngô Văn Luân.

“liệt sĩ Ngô Kinh Luân có 2 người anh là Ngô Văn Lắm, Ngô Văn Danh và anh rể là Đỗ Văn Sến cùng tham gia khởi nghĩa.

Sau khởi nghĩa, Đỗ Văn Sến và Ngô Kinh Luân bị án tử hình, Ngô Văn Danh bị đày đi Bà Rá, Ngô Văn Lắm bị đày đi côn Đảo và hy sinh tại đây. ” (Văn bản 2 – ảnh 3)

+ Gia Đình Nguyễn Văn Đắc.

“Liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc có vợ là Võ Thị Sẫm, 2 em rể là Lâm Văn Bích và Lưu Hữu Hạnh cùng tham gia khởi nghĩa. Sau khởi nghĩa, Nguyễn Văn Đắc bị án tử hình, Võ Thị Sẫm đang có mang, bị đày đi Chí Hoà, Lâm Văn Bích bị đày đi Bà Rá, Lưu Hữu Hạnh bị đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đây. Liệt sĩ Quách Văn Phẩm có người anh là Quách Văn Lực cùng tham gia khởi nghĩa. Sau khởi nghĩa, Quách Văn Phẩm bị án tử hình, Quách Văn Lực bị đày Côn Đảo. ” (Văn bản 2 – ảnh 3)

            + Mẹ và 5 anh em ruột Lê Văn Biên.

“Đặc biệt, liệt sĩ Lê Văn Biên có đến 5 anh chị em cùng trực tiếp tham gia khởi nghĩa Hòn Khoai. Theo lời kể của anh Lê Ngọc Lâm (con ông Lê Văn Giáp, cháu ruột liệt sĩ Hòn Khoai Lê Văn Biên và cũng là người thờ cúng liệt sĩ Lê Văn Biên, hiện sống tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), bà nội anh là bà Nguyễn Thị Phải, sinh năm 1890…Nhưng cuối cùng, tất cả 5 anh em đều sa vào tay giặc. Sau khi Lê Văn Biên bị tử hình, ông Đỗ Văn Quảng bị đày Côn Đảo, bà Lê Thị Ký bị đày đi Chí Hoà, ông Lê Văn Giáp bị đày đi Ông Yệm, ông Lê Văn Sửu bị đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đây.

…bà Phải lâm trọng bệnh và trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay đùm bọc của bà con làng Rạch Gốc vào tháng 8/1941.” (Văn bản 2 – ảnh 4)

            + Gia Đình Quách Văn Phẩm.

“Người đóng vai trò phụ trách khu vực I khởi nghĩa Năm Căn – Hòn Khoai là liệt sĩ Quách Văn Phẩm. Khi hy sinh, Quách Văn Phẩm mới 21 tuổi (là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy), chưa có gia đình. Quách Văn Phẩm có người anh là Quách Văn Lực, bị đày Côn Đảo và người em là Quách Thanh Phong, hy sinh.” (Văn bản 3 – ảnh 5)

            + Gia Đình Phan Ngọc Hiển.

            “anh hùng liệt sĩ Phan Ngọc Hiển. Anh Trần Hùng Việt, hiện sống tại TP Cần Thơ (gọi Phan Ngọc Hiển bằng cậu), người thờ cúng Phan Ngọc Hiển, cho biết, Phan Ngọc Hiển mồ côi cha mẹ (có một người chị nhưng sau mất), ” (Văn bản 3 – ảnh 6)

  1. Bịa láo!

            Có thật không? Trong báo cáo tháng 7 năm 1941 của địch còn lưu lại, một đoạn như sau: “Trước lúc bị bắn, Ngô Kinh Luân (Cà Mau) hô to: Ôi! Hỡi đồng bào dân tộc! Tôi sắp chết vì Tổ quốc, vì giống nòi! Cách mạng thế giới thành công!…”(Văn bản 1)

            Giả sử Ngô Kinh Luân có hô thế thật thì địch cũng không bao giờ đưa vào báo cáo như vậy!

            Vậy thì sẽ không bao giờ báo cáo tháng 7 năm 1941 của địchcó đoạn đó! Tức là bọn quỷ Hồ đã bịa ra báo cáo tháng 7 năm 1941 của địch”!

Bịa để làm gì?

Để hợp lý hóa chuyện “10 chiến sĩ Hòn Khoai bị Pháp giết”!

  1. Không rõ tung tích:

“2 liệt sĩ Nguyễn Văn Đình và Nguyễn Văn Cự (nhân viên trên đảo), không phải người địa phương, có thông tin cho rằng, 2 ông là người quê ở miền Trung vào.” (Văn bản 2)

“Trong 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai, vẫn còn 2 liệt sĩ chưa tìm được thân nhân, đó là liệt sĩ Nguyễn Văn Đình và Nguyễn Văn Cự. Có thông tin 2 liệt sĩ trên là người miền Trung. Sở LĐ-TB&XH đang nhờ Bộ LĐ-TB&XH  và bộ, ngành có liên quan lục tầm hồ sơ.” (Văn bản 3 -ảnh 6)

  1. Chuyện quỷ hành quyết Cộng Sản NAQ – Một vụ điển hình.

            “(3) Đồng chí Văn Ngọc Chính bị Pháp đưa đi đày ở Côn Đảo; sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí được về cùng các đồng chí khác. Đồng chí Chính tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ Diệm, giữ chức vụ tỉnh ủy viên, kiêm bí thư huyện ủy huyện Thạnh Trị (Phú Lộc cũ). Tháng 6 năm 1955, đ/c Chính bị chính phủ Diệm bắt và tra tấn, nhưng đ/c không chịu khai. Đêm 23-8-1955, chúng bí mật đưa đ/c ra cầu Đại Ngãi, cho vào bố, rồi bọn ác ôn dùng lưỡi lê đâm buộc thêm đá, vứt xuống sông.” (Văn bản 4 – ảnh 7)

  1. Đi lính cho Pháp thì thành cán bộ cấp cao và kể láo!

Đồng chí Hứa Bá Lộc, nguyên Tỉnh đội trưởng Bạc Liêu, trước đó đi lính Thủ hộ cho Pháp, trong hồi ký của mình, đồng chí viết: “Sở dĩ, tôi được anh Nguyễn Huân giới thiệu vào tổ chức cách mạng vì trước đó khá lâu tôi đã giúp đỡ nhiều tù chính trị… Chúng tôi quý mến anh chị em chính trị phạm còn một nguyên nhân đặc biệt khác. Nguyễn Văn Khá nói với tôi rằng, ngày 13/12/1940, lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai bắt vợ con Olivier chở vào Rạch Gốc, khi ra toà tụi Pháp hỏi: “Bà bị cộng sản bắt, chúng có hà hiếp gì bà không?”.

Bà trả lời: “Không. Họ giúp đỡ và cho tôi ăn uống đàng hoàng…”. Mặc dù những thông tin về cách mạng đến với chúng tôi lúc đó chưa nhiều, nhưng chỉ bao nhiêu đó, anh em binh lính chúng tôi thấy cách mạng nhân đức quá, chứ không phải xấu xa, tàn ác như chúng xuyên tạc…”….” (Văn bản 5 – ảnh 8)

            Nhận xét: Chuyện Khởi nghĩa Hòn Khoai – cho thấy đầy đủ một chuyện quỷ diệt cộng sản NAQ rồi dựng chuyện láo!

            Chúng đã giết cộng sản NAQ rồi giết cả người thân của họ! (Diệt khẩu) rồi chúng bịa ra chuyện Pháp xử bắn – để hợp lý hóa việc họ đã bị chúng giết, tiếp đến 2/10 người đến nay: “còn 2 liệt sĩ chưa tìm được thân nhân” cho chúng ta biết là chúng đã giết hết những người đồng chí của họ! (Nếu còn thì họ phải biết 2 người đó ở địa phương nào). Chúng bịa ra việc Pháp hành quyết đồng chí  Văn Ngọc Chính: “cho vào bố, rồi bọn ác ôn dùng lưỡi lê đâm buộc thêm đá, vứt xuống sông” – Nếu có tội – Người Pháp sẽ xử án và xử bắn chứ không bỏ rọ trôi sông như vậy! – Đây chính là bọn quỷ thủ tiêu Cộng Sản!

            Rồi “Đồng chí Hứa Bá Lộc, nguyên Tỉnh đội trưởng Bạc Liêu, trước đó đi lính Thủ hộ cho Pháp” đã cho chúng ta thấy: Cộng sản NAQ thì chúng đã diệt hết, sau dùng người “đi lính Thủ hộ cho Pháp”! để làm “Tỉnh đội trưởng”. Nên nhớ: Cộng sản không bao giờ dùng người đã “đi lính Thủ hộ cho Pháp”! Và Hứa Bá Lộc đã kể láo về chuyện “vợ con Olivier ” khai ở tòa mà thôi!

            Câu chuyện đã rõ!

  1. Tài liệu nghiên cứu.

(Văn bản 1)

  1. CUỘC NỔI DẬY Ở BẠC LIÊU
    (10/16)
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19117.90.html

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?PHPSESSID=uj77bkcmbldt94n5d18ogmsau5&topic=19117.100

…Mười người bị chúng xử tử hình là các đồng chí:
– Quách Văn Phẩm, thường vụ tỉnh ủy, lãnh đạo khởi nghĩa khu vực Một.
– Phan Ngọc Hiển chỉ huy đánh chiếm Hòn Khoai.
– Nguyễn Văn Cự.
– Đỗ Văn Sến.
– Nguyễn Văn Cẩn (Đặng Văn Cát)
– Đỗ Văn Biên.
– Võ (Lê) Văn Bình.
– Lê Tôn (Văn) Khuyên.
– Nguyễn Văn Đắc (Đạt).
– Ngô Kinh Luân, bí thư chi bộ Rạch Gốc.
Ngày 12-7-1941, Pháp đưa 10 đồng chí ra sân vận động Càm Mau để xử bắn. Các đồng chí tỏ thái độ bình tĩnh, hiên ngang trước kẻ thù. Đồng chí Phan Ngọc Hiển giựt vải che mắt, nhìn về phái đồng bào hô to:
– Đả đảo đế quốc Pháp!

– Đông Dương độc lập muôn năm!

– Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!

Các đồng chí khác cùng hô theo.

Trong báo cáo tháng 7 năm 1941 của địch còn lưu lại, một đoạn như sau:

“Trước lúc bị bắn, Ngô Kinh Luân (Cà Mau) hô to:

Ôi! Hỡi đồng bào dân tộc!

Tôi sắp chết vì Tổ quốc, vì giống nòi!

Cách mạng thế giới thành công!…”

Pháp còn đày 27 chiến sĩ cách mạng của Bạc Liêu ra Côn Đảo, về sau chỉ còn 16 người trở về. 11 người đã hy sinh ở Côn Đảo, sau những trận đòn tra tấn và ốm đau bệnh tật, thiếu thốn.

(Văn bản 2)

Chuyện chưa biết về 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai

Cập nhật ngày: 13/12/2012 17:51:39

http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=25217

Khởi nghĩa Hòn Khoai đã đi vào lịch sử làm rạng danh vùng đất, con người nơi cuối trời cực Nam Tổ quốc. Tỉnh Cà Mau đã lấy ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 làm ngày truyền thống cách mạng tỉnh nhà. Nhiều người biết về diễn biến khởi nghĩa, tên 10 liệt sĩ tham gia khởi nghĩa Hòn Khoai, nhưng có lẽ những mối quan hệ gia đình vẫn còn ít người biết đến.

Năm 1931, Phan Ngọc Hiển đến Rạch Gốc – Tân Ân mở trường dạy học. Bên cạnh dạy chữ, thầy Hiển còn tổ chức nhiều hoạt động phong trào như thành lập các tổ văn nghệ, các đội bóng đá, thu hút đông đảo thanh niên và bà con địa phương tham gia.

Lồng ghép vào các hoạt động ấy, ông truyền bá, khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân, ý thức nỗi nhục nô lệ và tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột đối với bọn cường hào ác bá. Từ đó, đông đảo thanh niên địa phương “theo thầy Hiển” hoạt động cách mạng.

6 liệt sĩ khởi nghĩa hòn khoai là bà con thân tộc

Phần lớn những người tham gia khởi nghĩa Hòn Khoai đều có bà con, dòng họ nhau. Đặc biệt, trong số 10 liệt sĩ Hòn Khoai bị án tử hình, có đến 6 người có mối quan hệ ruột rà.

Liệt sĩ Đỗ Văn Sến (người trực tiếp vật tên sếp đảo Olivier) là anh rể của liệt sĩ Ngô Kinh Luân (người mang mật lệnh khởi nghĩa từ đất liền ra Hòn Khoai). Liệt sĩ Ngô Kinh Luân là em cô cậu với liệt sĩ Lê Tồn Khuyên (thư ký Nhà Dây Thép Cà Mau, người mang mật lệnh đình khởi nghĩa của Xứ uỷ đến Năm Căn). Liệt sĩ Lê Tồn Khuyên bà con bạn dì với liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc (nhân viên trên đảo, người cùng đồng đội vật tên sếp đảo, bị hắn cắn cụt 1 ngón tay).

Liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc bà con chú bác với liệt sĩ Nguyễn Văn Cẩn (nhân viên trên đảo, khi khởi nghĩa thắng lợi ông lái ca-nô đưa đoàn quân về đất liền). Liệt sĩ Lê Tồn Khuyên và liệt sĩ Lê Văn Biên (nhân viên tháp Hải đăng, khi khởi nghĩa có nhiệm vụ trực tháp cho đèn phát sáng liên tục, tránh sự nghi ngờ của địch) là bà con cô cậu chung đầu cố.

4 liệt sĩ không có quan hệ huyết thống là liệt sĩ Phan Ngọc Hiển, từ Cần Thơ đến; liệt sĩ Quách Văn Phẩm (là Ủy viên Thường vụ Tỉnh uỷ, người huyện Trần Văn Thời), chỉ huy khởi nghĩa khu vực I (Năm Căn – Hòn Khoai); 2 liệt sĩ Nguyễn Văn Đình và Nguyễn Văn Cự (nhân viên trên đảo), không phải người địa phương, có thông tin cho rằng, 2 ông là người quê ở miền Trung vào.

Trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai có rất nhiều người trong một gia đình cùng tham gia khởi nghĩa. Riêng mối quan hệ với 10 liệt sĩ Hòn Khoai có: liệt sĩ Ngô Kinh Luân có 2 người anh là Ngô Văn Lắm, Ngô Văn Danh và anh rể là Đỗ Văn Sến cùng tham gia khởi nghĩa.

Sau khởi nghĩa, Đỗ Văn Sến và Ngô Kinh Luân bị án tử hình, Ngô Văn Danh bị đày đi Bà Rá, Ngô Văn Lắm bị đày đi côn Đảo và hy sinh tại đây. Liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc có vợ là Võ Thị Sẫm, 2 em rể là Lâm Văn Bích và Lưu Hữu Hạnh cùng tham gia khởi nghĩa.

Sau khởi nghĩa, Nguyễn Văn Đắc bị án tử hình, Võ Thị Sẫm đang có mang, bị đày đi Chí Hoà, Lâm Văn Bích bị đày đi Bà Rá, Lưu Hữu Hạnh bị đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đây. Liệt sĩ Quách Văn Phẩm có người anh là Quách Văn Lực cùng tham gia khởi nghĩa. Sau khởi nghĩa, Quách Văn Phẩm bị án tử hình, Quách Văn Lực bị đày Côn Đảo.

Liệt sĩ Lê Tồn Khuyên có cậu ruột là Châu Quang Thôi, Châu Quang Nhiên, Châu Quang Đính đều tham gia khởi nghĩa. Sau khởi nghĩa, Lê Tồn Khuyên bị án tử hình, Châu Quang Thôi bị bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1945, Châu Quang Thôi về lại quê nhà và sau đó được ra Bắc tập kết, được làm thư ký cho Bác Hồ, về sau giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải, nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh.

Mẹ liệt sĩ Lê Tồn Khuyên là bà Châu Thị Chợ từng nuôi chứa thầy giáo Phan Ngọc Hiển và rất nhiều cán bộ khởi nghĩa Hòn Khoai, là cơ sở cách mạng suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

5 anh em ruột trực tiếp tham gia khởi nghĩa

Đặc biệt, liệt sĩ Lê Văn Biên có đến 5 anh chị em cùng trực tiếp tham gia khởi nghĩa Hòn Khoai. Theo lời kể của anh Lê Ngọc Lâm (con ông Lê Văn Giáp, cháu ruột liệt sĩ Hòn Khoai Lê Văn Biên và cũng là người thờ cúng liệt sĩ Lê Văn Biên, hiện sống tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), bà nội anh là bà Nguyễn Thị Phải, sinh năm 1890, lập gia đình năm 17 tuổi, sinh được 3 người con trai thì chồng bà mất.

Sau đó, bà tái giá cùng ông Lê Văn Hành. Hai người cùng các con đến đảo Hòn Khoai sinh sống bằng nghề làm rẫy và làm mướn cho Tây. Trong thời gian sinh sống tại đảo Hòn Khoai, hai người sinh được 5 người con (4 trai, 1 gái).

Năm 1939, thầy giáo Phan Ngọc Hiển đến Hòn Khoai với tư cách là thầy giáo làng, dạy học cho số con em các gia đình sinh sống trên hòn. Sau một thời gian ngắn, thầy nhanh chóng hòa nhập với các gia đình trên hòn, kết thân với các con ông Hành. Bà Phải cũng vui vẻ, yên tâm vì kể từ nay các con của bà có người dạy cho điều hay, lẽ phải. Cơ sở hoạt động cách mạng tại Hòn Khoai cũng được nhen nhóm và dần lớn mạnh.

Tháng 9/1939, ông Hành qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo, gởi gắm các con lại nhờ thầy Hiển dạy bảo. Các con của ông Hành luôn nhất nhất nghe theo lời thầy Hiển, cùng với tất cả số thanh niên trên hòn thường xuyên tụ tập tại rẫy ông Hành, bên góc Dồ tre suối Nầng để bàn đại sự.

Đêm 12, rạng sáng ngày 13/12/1940, thầy Hiển nhận lệnh khởi nghĩa chiếm đảo Hòn Khoai; 5 anh em, con của ông Hành cùng với lực lượng trên hòn đồng loạt trực tiếp tham gia khởi nghĩa, giết tên chủ đảo Olivier rồi cùng tất cả các gia đình trên đảo tiến về đất liền.

Nhưng cuối cùng, tất cả 5 anh em đều sa vào tay giặc. Sau khi Lê Văn Biên bị tử hình, ông Đỗ Văn Quảng bị đày Côn Đảo, bà Lê Thị Ký bị đày đi Chí Hoà, ông Lê Văn Giáp bị đày đi Ông Yệm, ông Lê Văn Sửu bị đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đây.

Trước cảnh gia đình ly tán, vì quá đau buồn, thương xót cho hoàn cảnh các con bị lưu đày mỗi đứa một nơi, thương cho đứa con gái duy nhất phải chịu cực hình tra tấn, bà Phải lâm trọng bệnh và trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay đùm bọc của bà con làng Rạch Gốc vào tháng 8/1941.

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Bán (hiện sống ở huyện Cái Nước), em ruột liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc, sau khởi nghĩa, bọn giặc ra sức lùng sục, bắt bớ người, đánh đập, tra tấn dã man, đốt phá nhà cửa, làng xóm Rạch Gốc – Tân Ân chìm trong khói lửa tiêu điều.

Theo lịch sử, ngoài 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai bị tử hình, còn 27 người bị đày đi Côn Đảo, 6 người bị lưu đày đi Bà Rá, 1 người bị đày đi Ông Yệm, 5 người bị giam ở Chí Hoà, 250 nhà cửa bị đốt phá. Đây là nỗi đau thương, mất mát lớn lao cho xóm làng, gia đình, dòng tộc.

Tuy nhiên, đó cũng là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của những con người dám xả thân làm việc lớn, chống lại áp bức, bất công. Họ đã viết nên trang sử đẹp làm rạng danh vùng đất, con người nơi cuối đất./.

Bài và ảnh: Trang Anh

(Văn bản 3)

Kỷ niệm 71 năm Khởi nghĩa Hòn Khoai và ngày truyền thống cách mạng tỉnh Cà Mau 13/12

Gặp gỡ thân nhân 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai

Cập nhật ngày: 12/12/2011 06:45:49

http://www.baocamau.com.vn/newspreview.aspx?newsid=19193

Khởi nghĩa Hòn Khoai đã đi vào lịch sử, tên tuổi 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai chói rạng vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc, tô điểm thêm truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

Tiếp nối truyền thống ấy, con cháu những người anh hùng lại viết tiếp những trang sử mới đáng tự hào.

Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai hy sinh là chị Trần Hồng Liên cùng mẹ là bà Lê Muội Hương (phường 8, TP Cà Mau) lại sửa soạn bàn thờ, đi chợ nấu nướng làm cơm cúng liệt sĩ Lê Tồn Khuyên và 9 đồng chí của ông. Trên bàn thờ, gia đình đặt vẽ hẳn một tấm tranh ghi tên 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai ở 2 cột, phía trên có ghi tên cuộc khởi nghĩa, ngày các chiến sĩ hy sinh.

Chị Liên cho biết, dù đa số các liệt sĩ có thân nhân thờ, nhưng gia đình vẫn thờ chung như thế để bày tỏ tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ các anh hùng. Đồng thời lấy đó làm nhân chứng sống để giáo dục truyền thống cho con cháu.

Ngưỡng vọng tiền nhân

Bà Lê Muội Hương là em ruột của liệt sĩ Lê Tồn Khuyên và cũng là người trực tiếp thờ cúng anh trai mình. Dù tuổi đã 85, nhưng chuyện xưa bà vẫn còn rành rọt: “Ngày trước thầy giáo Hiển xuống dạy học ở Rạch Gốc, đầu tiên là ở nhà mẹ tôi, chúng tôi may mắn được thầy giáo Hiển dạy học và giác ngộ cách mạng.

Nhà mẹ tôi là cơ sở nuôi giấu cách mạng, mẹ tôi vừa nuôi chúng tôi, nuôi chứa cán bộ cách mạng vừa tham gia công tác cho đến ngày giải phóng… Anh Khuyên được tổ chức cài vào hoạt động trong Nhà Dây Thép Cà Mau để làm đầu mối liên lạc tin tức, bấy giờ anh giữ chức thư ký.

Anh là người mang mật lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy đến Năm Căn. Khi hy sinh, anh mới 25 tuổi, chưa vợ con…”.

Sau khi Lê Tồn Khuyên bị xử bắn, ông Châu Quang Thôi, là cậu Lê Tồn Khuyên cũng bị bắt đày đi Côn Đảo. Sau này, khi về lại quê nhà, được ra Bắc tập kết, được làm thư ký cho Bác, sau đó giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải, nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay, con gái ông là Châu Hồng Anh đang là giảng viên một trường đại học tại TP Hồ Chí Minh. Những con cháu còn lại đều tham gia cách mạng và giữ nhiều chức vị quan trọng ở nhiều cấp.

Riêng gia đình bà Muội Hương, bản thân bà vừa nuôi con vừa tham gia công tác cách mạng xuyên suốt đến ngày về hưu.

Trong số 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai, có 2 người là con, rể của bà Tiết Thị Nhờ, đó là liệt sĩ Ngô Kinh Luân (người mang mật lệnh khởi nghĩa từ đất liền ra Hòn Khoai) và Đỗ Văn Sến (người trực tiếp vật tên sếp đảo Olivie).

Liệt sĩ Đỗ Văn Sến có may mắn là trước khi hy sinh đã có gia đình và sinh được 2 người con. Ông Đỗ Công Bình là con đầu, được ra Bắc tập kết và học hành thành đạt, là Phó Tiến sĩ, hiện nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh.

Liệt sĩ Ngô Kinh Luân là con thứ 11, khi mất chưa có gia đình. Ông có người anh thứ 8 là Ngô Văn Danh bị đày đi Bà Rá; người anh thứ 10 là Ngô Văn Lắm, bị đày đi côn Đảo và hy sinh tại đây.

Ông Lắm có 2 người con đều tham gia hoạt động cách mạng. Bà Ngô Thị Thanh là con thứ ba, từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, hiện đã nghỉ hưu. Bốn người con bà Thanh đều học hành và thành đạt.

Sống xứng đáng với người ngã xuống

Trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, một trong những người có công bắt tên sếp đảo là liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc. Bà Nguyễn Thị Bán, em ông Đắc, cho biết, vợ liệt sĩ Đắc là Võ Thị Sẩm, bấy giờ đang có mang, cũng bị bắt cùng lúc và đày đi Nhà lao Chí Hòa.

Sau khi sinh con phải gởi nuôi, đến khi đứa bé 5 tuổi bị bệnh và mất. Anh chị em của liệt sĩ Đắc đều tham gia hoạt động cách mạng. Người con rể thứ 10 là Lâm Văn Bích cũng bị đày đi Bà Rá.

Bà Nguyễn Thị Bán từng tham gia nuôi chứa cán bộ suốt hai thời kỳ. Bà có 2 người con hy sinh và một người là Ngô Minh Chánh (Sáu Thi), từng giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Minh Hải.

Tham gia trực tiếp bắt tên chúa đảo Hòn Khoai còn có Lê Văn Biên và Nguyễn Văn Cẩn (khi khởi nghĩa thắng lợi ông Cẩn lái ca-nô đưa đoàn quân về đất liền). Liệt sĩ Nguyễn Văn Cẩn trước lúc hy sinh có người con là Nguyễn Văn Y. Ông Y cũng tham gia cách mạng qua 2 thời kỳ và hiện đã nghỉ hưu.

Còn liệt sĩ Lê Văn Biên khi mất chưa có gia đình, có 5 anh chị em đều tham gia khởi nghĩa Hòn Khoai, ông Biên bị xử bắn, 4 người còn lại bị bắt tù đày. Đó là ông Đỗ Văn Quãng, bị đày đi Côn Đảo; bà Lê Thị Ký bị đày đi Chí Hòa; ông Lê Văn Sửu bị đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đây; ông Lê Văn Giáp bị đày đi Ông Yệm.

Người đóng vai trò phụ trách khu vực I khởi nghĩa Năm Căn – Hòn Khoai là liệt sĩ Quách Văn Phẩm. Khi hy sinh, Quách Văn Phẩm mới 21 tuổi (là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy), chưa có gia đình. Quách Văn Phẩm có người anh là Quách Văn Lực, bị đày Côn Đảo và người em là Quách Thanh Phong, hy sinh. Chị Quách Thị Huệ (phường 8, TP Cà Mau), con ông Quách Văn Lực, người thờ cúng liệt sĩ Quách Văn Phẩm cho biết, những anh chị em còn lại của Quách Văn Phẩm đều tham gia hoạt động cách mạng.

Và một nhân vật đặc biệt làm nên cuộc khởi nghĩa không thể không nhắc đến là anh hùng liệt sĩ Phan Ngọc Hiển. Anh Trần Hùng Việt, hiện sống tại TP Cần Thơ (gọi Phan Ngọc Hiển bằng cậu), người thờ cúng Phan Ngọc Hiển, cho biết, Phan Ngọc Hiển mồ côi cha mẹ (có một người chị nhưng sau mất), người cậu ruột là Trương Quang Đẩu nuôi dạy từ nhỏ.

Anh Hùng Việt là cháu ngoại ông Đẩu, con bà Trương Nguyệt Lài. Nhà anh Hùng có 8 anh chị em, tất cả đều tiếp bước cậu mình làm cách mạng.

Trong 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai, vẫn còn 2 liệt sĩ chưa tìm được thân nhân, đó là liệt sĩ Nguyễn Văn Đình và Nguyễn Văn Cự. Có thông tin 2 liệt sĩ trên là người miền Trung. Sở LĐ-TB&XH đang nhờ Bộ LĐ-TB&XH  và bộ, ngành có liên quan lục tầm hồ sơ.

10 chiến sĩ ưu tú của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai bị xử bắn là một tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng bộ tỉnh và gia đình, nhưng khí tiết, chất phẩm anh hùng của họ đã làm rạng danh quê hương xứ sở, là niềm tự hào của những người thân.

“Càng tự hào, chúng tôi càng ý thức giáo dục con cháu phát huy truyền thống, không phụ lòng những người ngã xuống”, bà Ngô Thị Thanh bày tỏ./.

Bài và ảnh: Trang Anh

(Văn bản 4)

VIII. CUỘC NỔI DẬY Ở SÓC TRĂNG

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19117.90.html

…2. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ

Cho đến ngày 16-12-40, bọn Pháp còn truy lùng đồng chí Văn Ngọc Chính cùng 5 người nữa là: Văn Ngọc Tố (em của Chính), Văn Ngọc Nhị (tức Mười Nhị), Lê Thị Lộng (vợ của Văn Ngọc Tố), Lâm Văn Chức, Trần Văn Tạo, chúng cho rằng trong lúc tránh càn đã chạy dạt sang Long Mỹ, quận Phước Long (Rạch Giá)(2).
Địch bắt 187 người đánh đập tra khảo rất dã man.
Chúng đưa ra tòa kết án (Theo lời các đồng chí bị kết án còn sống):
12 đồng chí 5 năm tù khổ sai
9 đồng chí tù 15 năm khổ sai
6 đồng chí tù 20 năm khổ sai trong đó có anh em Văn Ngọc Chính(3), Văn Ngọc Tố.
Tất cả đưa đi đày Côn Đảo.
Cho đến khi bọn Pháp bắt được Văn Ngọc Chính, cuộc nổi dậy của nhân dân Hòa Tú mới chấm dứt.

(1) Linh mục Trần Quang Nghiêm là người yêu nước, đứng về phía cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Về sau tập kết ra Bắc.
(2) Công văn số 31068 của Robert Perroche thanh tra đặc biệt mật thám gửi các chủ tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng. HS. IIA.45/326 (1/1) TT.LT2. TP.HCM.
(3) Đồng chí Văn Ngọc Chính bị Pháp đưa đi đày ở Côn Đảo; sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí được về cùng các đồng chí khác. Đồng chí Chính tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ Diệm, giữ chức vụ tỉnh ủy viên, kiêm bí thư huyện ủy huyện Thạnh Trị (Phú Lộc cũ). Tháng 6 năm 1955, đ/c Chính bị chính phủ Diệm bắt và tra tấn, nhưng đ/c không chịu khai. Đêm 23-8-1955, chúng bí mật đưa đ/c ra cầu Đại Ngãi, cho vào bố, rồi bọn ác ôn dùng lưỡi lê đâm buộc thêm đá, vứt xuống sông.

(Văn bản 5)

Sáng mãi tinh thần khởi nghĩa Hòn Khoai

Cập nhật ngày: 11/12/2012 18:12:56

http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=25205

Mãi đến đầu thế kỷ 20, Hòn Khoai vẫn chưa có người đến ở. Năm 1900, thực dân Pháp mới xây dựng tháp Hải đăng trên đỉnh hòn này, làm tín hiệu cho tàu thuyền trên biển Đông trong việc giao thương quốc tế. Chúng đưa tù nhân từ các nơi đến đây làm cu li.

Việc khởi công vô cùng gian nan, vất vả, nhiều người bị đau bệnh, bị đánh đập đã vùi xác nơi xa xôi, heo hút này.

Năm 1931, Phan Ngọc Hiển được phân công xuống Rạch Gốc dạy học, ở nhà ông hương sư Phan Kim Côn, xây dựng tiệm Dân Lập tại nhà bà Phan Thị Sóc (mẹ của bà Nguyễn Thị Quýt) để bán dụng cụ học sinh và sách báo. Phan Ngọc Hiển còn ở nhà ông Ngô Văn Mây, thân sinh Ngô Văn Lắm, Ngô Văn Danh, Ngô Kinh Luân. (Ngô Văn Mây là ông nội đồng chí Ngô Văn Phóc, Ngô Thị Thanh bây giờ). Phan Ngọc Hiển còn ở nhiều gia đình khác thuộc hai xã Tân Ân, Viên An, vừa dạy học, vừa phát động phong trào cách mạng.

Tháng 10/1935, Chi bộ xã Tân Ân được thành lập gồm các đồng chí: Lê Văn Hoành, Phan Ngọc Hiển, Nguyễn Văn Thống, Châu Quang Thôi, do Lê Văn Hoành làm Bí thư.

Năm 1937, tên sếp Hòn Khoai là Lơ-Gên thường gây khó khăn cho nhân dân ta, vào mùa hạn chúng không cho bà con từ Rạch Gốc ra Hòn Khoai chở nước ngọt về uống. Được sự lãnh đạo của chi bộ, bà con đấu tranh quyết liệt, buộc chúng phải đưa tên Mạc-Xê về thay Lơ-Gên. Đến năm 1939, chúng đưa Olivier đến làm sếp Hòn Khoai, thay Mạc-Xê.

Trong thời gian từ năm 1936-1938, Phan Ngọc Hiển được cấp trên phân công ra làm báo “công khai” tại Sài Gòn và Đồng Tháp. Đến tháng 6/1939, khi bị thực dân Pháp truy nã, Phan Ngọc Hiển trở lại Rạch Gốc hoạt động. Thời gian này Chi bộ Tân Ân phát triển thêm các đảng viên: Ngô Kinh Luân, Bông Văn Dĩa, Diệp Văn Thìn, Châu Quang Nhiên…

Tháng 5/1940, khi được lệnh chuẩn bị khởi nghĩa, Phan Ngọc Hiển nhờ Bông Văn Dĩa, Bông Văn Nở, Nguyễn Văn Vọng (em vợ Bông Văn Dĩa) đưa ra Hòn Khoai, ở nhà ông Lê Văn Hành và nhờ ông Hành xin với sếp Hòn Khoai cho Phan Ngọc Hiển dạy học. Do nhà ông Hành ở cạnh bờ suối, gần đường đi lại, nên sau một tháng, Phan Ngọc Hiển dời đến ở nhà ông Nguyễn Văn Suốt, cha vợ ông Lê Văn Hành.

Phan Ngọc Hiển xây dựng Lê Văn Giáp thường xuyên mang thư lên tháp Đèn cho Đỗ Văn Sến và Nguyễn Văn Đắc (Đỗ Văn Sến lái ô bo, anh rể Ngô Kinh Luân; Nguyễn Văn Đắc bảo vệ tháp Hải đăng, em trai Nguyễn Văn Ngoạt. Đắc là học trò của Phan Ngọc Hiển lúc còn ở Rạch Gốc).

Khi nhận được chủ trương khởi nghĩa của Tỉnh uỷ, Chi bộ Tân Ân phân công Nguyễn Thị Quýt ra Hòn Khoai liên hệ với Phan Ngọc Hiển và Dương Văn Giai chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa. Thời gian này Phan Ngọc Hiển đã giác ngộ toàn bộ đối tượng trên hòn, tất cả đều nhất tề hưởng ứng cuộc khởi nghĩa và cùng bí mật chuẩn bị sẵn sàng, chờ đợi lệnh.

Nhận được kế hoạch khởi nghĩa của Tỉnh uỷ (sẽ đồng loạt vào đêm 13/12/1940) do Lê Tồn Khuyên, cán bộ hợp pháp của ta tại Nhà Dây Thép (Bưu điện) Cà Mau, mang đến Rạch Gốc giao cho Bông Văn Dĩa mang ra Hòn Khoai cho Phan Ngọc Hiển.

Cùng đi trên ghe buồm vượt biển của Bông Văn Dĩa có Huỳnh Văn Cần, Bông Văn Nở, Ngô Kinh Luân (Bí thư Chi bộ Tân Ân), Nguyễn Văn Cẩn, Lưu Văn Thường, Nguyễn Văn Lanh, Lý Văn Hợi… Nhưng thời điểm này, trong đất liền, Tỉnh uỷ đã có lệnh đình khởi nghĩa.

Ngày 12/12/1940, do không nhận được lệnh đình khởi nghĩa của Tỉnh uỷ, Phan Ngọc Hiển tổ chức họp lực lượng khởi nghĩa phía sau nhà ông Lê Văn Hành. Kế hoạch chung là: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, lực lượng ta vào Rạch Gốc rồi đến Năm Căn, phối hợp với du kích Tân Hưng Tây, do Quách Văn Phẩm, Thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo, tiến đánh Năm Căn.

21 giờ đêm 13/12/1940, lực lượng ta bí mật tiếp cận vị trí. Khi Olivier đến phòng điện đài, đưa bức điện tín cho Nguyễn Văn Cự, hắn vừa bước vào cửa, các đồng chí Sến, Đắc, Cẩn, Cự nhanh chóng quật hắn ngã xuống, lấy dây trói lại, trong lúc xô xát, hắn cắn đứt ngón tay đồng chí Đắc. Lực lượng ta thu toàn bộ súng đạn và tài liệu.

Nguyễn Văn Đắc được phân công canh giữ Olivier, để anh em đi thu dọn chiến lợi phẩm. Do Olivier giãy giụa dữ dội, sợ dây trói bị đứt, Đắc chụp một hòn đá trên sân ném vào đầu hắn, không ngờ hắn bị vỡ sọ chết tại chỗ. Đây là “sự cố” ngoài dự kiến của ta.

Gần sáng hôm sau, đoàn khởi nghĩa mới vào đến đất liền. Phan Ngọc Hiển cử người bắt liên lạc ngay với Quách Văn Phẩm. Nhưng vì trễ hẹn, không thể chờ đợi được nữa, lực lượng Quách Văn Phẩm đã di chuyển đến nơi khác, tránh bị lộ, rồi phân công người đi tìm Phan Ngọc Hiển, hai bên cùng tìm nhau nhưng đều không gặp nhau. Kế hoạch tiến công vào Năm Căn không thực hiện được.

Sáng hôm sau, trong khi chờ đợi liên lạc với Quách Văn Phẩm, Đoàn quân khởi nghĩa Hòn Khoai dùng ca-nô bất ngờ tiến công Quận Kiểm lâm của địch tại Thủ Tam Giang. Tên Đốc Đông chỉ huy nơi đây run sợ, không dám chống cự, hắn chấp nhận giao nộp vũ khí, tài liệu cho lực lượng ta.

Được tin mất Hòn Khoai, ngày 16/12/1940, thực dân Pháp cho 2 tàu chở đầy lính tiến đến Rạch Gốc, chúng đốt hết 119 ngôi nhà của đồng bào, đốt luôn Đình làng Tân Ân và ruồng càn, bao bắt cán bộ, chiến sĩ ta. Ngày 22/12/1940, các đồng chí Hiển, Đắc, Sến, Cự, Luân, Biên, Đình, Cẩn bị địch bắt tại rẫy Khai Long, sau đó chúng tiếp tục lùng sục bắt hầu hết lực lượng khởi nghĩa của ta.

Sau 6 tháng giam cầm, tra tấn dã man, chúng kết án tử hình 10 người: Phan Ngọc Hiển, Quách Văn Phẩm, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Văn Đắc, Đỗ Văn Sến, Lê Văn Biên, Nguyễn Văn Cự, Lê Tồn Khuyên, Nguyễn Văn Đình, Nguyễn Văn Cẩn. Lưu đày 40 người. Ngoài ra còn hàng trăm cán bộ, chiến sĩ khác bị giam cầm khắp nơi.

Tuy cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị thực dân Pháp dìm trong biển máu nhưng đường lối và quan điểm đúng đắn của những chiến sĩ cộng sản đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân ta.

Đồng chí Hứa Bá Lộc, nguyên Tỉnh đội trưởng Bạc Liêu, trước đó đi lính Thủ hộ cho Pháp, trong hồi ký của mình, đồng chí viết: “Sở dĩ, tôi được anh Nguyễn Huân giới thiệu vào tổ chức cách mạng vì trước đó khá lâu tôi đã giúp đỡ nhiều tù chính trị… Chúng tôi quý mến anh chị em chính trị phạm còn một nguyên nhân đặc biệt khác. Nguyễn Văn Khá nói với tôi rằng, ngày 13/12/1940, lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai bắt vợ con Olivier chở vào Rạch Gốc, khi ra toà tụi Pháp hỏi: “Bà bị cộng sản bắt, chúng có hà hiếp gì bà không?”.

Bà trả lời: “Không. Họ giúp đỡ và cho tôi ăn uống đàng hoàng…”. Mặc dù những thông tin về cách mạng đến với chúng tôi lúc đó chưa nhiều, nhưng chỉ bao nhiêu đó, anh em binh lính chúng tôi thấy cách mạng nhân đức quá, chứ không phải xấu xa, tàn ác như chúng xuyên tạc…”.

Từ khởi nghĩa Hòn Khoai đến nay đã trên 70 năm nhưng âm vang vẫn vọng mãi trong tâm trí biết bao người. Đường lối, quan điểm và cách làm đúng đắn, sáng tạo bao giờ cũng là thước đo trí tuệ, là “bửu bối” đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công./.

Trường Sơn Đông

1. Ve 10 ky cuu bi ban 2. Khoi Nghia Hon Khoai 3. GD Ngo Kinh Luan 4. Me va 5 anh em Le Van Bien 5. GD LS Ngo Van Lam 6. Phan Ngoc Hien 7. Mot canh bon quy thu tieu CS NAQ 8. Ky cuu chet - linh Phap thanh CB cap cao

Quảng cáo/Rao vặt

Leave a Reply

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.