THE VIET-NAM WAR Tản mạn về bộ phim chiến-tranh Việt-Nam

Dẫn-Nhập.

Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận về những ý kiến thẳng thắn với bài viết sau đây  tôi nhớ tới câu ông bà ta thường nói : “sự thật mất lòng”.

Cũng như tôi đã viết trong  “Lời-Tựa” của quyển – HỒI KÝ NHÂN-CHỨNG LỊCH-SỬ:  “Đã là người Việt-Nam, ai ai cũng mong muốn Việt-Nam độc lập , thống nhất trong hòa bình vĩnh cửu và phú cường. Nhân dân Việt-Nam được  hưởng tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc.Đó là lý tưởng sắt đá và thiết thực của một dân tộc đã một ngàn năm bị trị dưới ách Hán-tộc, và gần một trăm năm là thuộc địa của Pháp cùng những khổ đau cùng cực của  hơn 30 năm , người dân Việt ở cả hai miền Nam-Bắc trong mô hình “chiến tranh Việt-Nam” do Mỹ gây nên, để trở nên vô cớ người Việt-Nam tàn sát lẫn nhau, vô cớ căm thù nhau, chia rẽ sâu xa khó bề hàn  gắn vì thành kiến và hận thù  ….”.

Riêng tôi sinh đẻ tại hải ngoại, từ năm 1952 tôi mới về sống tại quê hương Việt-Nam (miền Nam Việt-Nam). Cho đến tháng 4 năm 1975 bỏ nước ra đi. Sau đó định cư tại Hoa-Kỳ và trở thành công-dân Mỹ.

Kể từ lúc ở Mỹ cho đến nay, tôi không hề gia nhập bất kỳ tổ chức nào của bên “thắng cuộc” cũng như bên “thua cuộc”. Hiện nay, tôi là người Việt-Nam nhưng  tôi không có may mắn  được mang quốc tịch Việt-Nam; tôi lại mang quốc tịch Mỹ. Gần đây, tôi được biết phong phanh mình đã trở thành: “Persona Non Grata” của nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam nên tôi không về Việt-Nam nữa!

Tôi không biết rõ vì lý do gì? Tuy vậy, tôi mảy may không có thành kiến với họ. Vì tôi nghĩ rằng sau nầy lịch sử sẽ phán xét và điểm chính, tôi nhận thấy dù sao họ. tuy thắng cuộc, nhưng cũng vẫn là con Người bằng xương, bằng thịt;  chứ không phải thần thánh; mà đã là con Người thì không thể hoàn hảo “perfect”, (con Người phài có đúng, có sai ) !

Là nhà viết sử hay phê bình sử, hoặc viết những gì có tính chất phê phán phim The Viet-Nam War (chiến-tranh Việt-Nam) có liên quan đến lịch sử thì chúng ta không nên mang “cái tôi” của mình, cảm nghĩ cá nhân mình hay thành kiến của riêng mình lồng vào bài viết như nhiều người ở bên “thua cuộc” đã làm !

Vài lời thành thật, xin trình bày cùng bạn đọc; kính mong bạn đọc thông cảm và bỏ qua nếu có điều sai sót trong bài viết nầy.

Hoài-Việt.

***

VÀO ĐỀ :

I.- SƠ LƯỢC VỀ BỘ PHIM.

Từ  “ The Vietnam War” dịch là: “Cuộc chiến Việt-Nam” hình như có một cái gì thiếu sót, nên tôi cũng như nhiều người gọi đó là: “Chiến tranh Việt-Nam “! Đối với Mỹ, “Chiến tranh Việt-Nam”  là một chiến tranh dài nhất và tốn kém nhất, từ tiền tài đến sinh mạng, nói chung từ vật chất đến tinh thần. Phải chăng “Chiến tranh Việt-Nam” là kế thừa của Điện-biên-phủ? Hơn nữa, nó bắt đầu tù 1946, khi Mỹ viện trợ cho Pháp để Pháp tái chiếm Đông-Dương .Vì nhiều người không hiểu, cho rằng  nó chỉ bắt đầu từ năm 1955 Mỹ mới trực tiếp dính líu vào Việt-Nam.

Bộ phim Chiến tranh Việt-Nam ( The Vietnam War ) là một hợp tác giữa hãng phim Florentine WETA; do Ken BurnsLynn Novick đạo diễn và Geoffrey viết kịch bản. Phim do Sarah Botstein, Lynn Novick và Ken Burns sản xuất.

Tài trợ cho bộ phim nầy là ngân hàng Bank of America, Hãng Corporation for Public Broadcasting; đài truyền hình PBS, và các tổ chức The Park FoundationThe Arthur Vining Davis FoundationsThe John S. and James L. Knight FoundationThe Andrew W. Mellon FoundationThe National Endowment for HumanitiesThe Pew Charitable TrustsThe Ford Foundation Just FilmsThe Rockefeller Brothers Fund, cùng các thành viên của tổ chức The Better Angels Society.

Phim tài liệu The Vietnam War (Chiến tranh Việt-Nam) được làm trong  thời gian dài 10 năm. Bộ phim nổi tiếng nầy gồm  10 tậpđầy đủ hơn các bộ phim về chiến tranh Việt-Nam khác  vừa được trình chiếu hôm 17/09/2017 trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service) mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi ,


Trong thông cáo báo chí của PBS, Ken Burns nói về bộ phim sắp ra mắt: “Chiến tranh Việt Nam” (The Vietnam War) là một thập niên cực kỳ bi thảm, đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ. Từ sau cuộc nội chiến, chưa bao giờ đất nước chúng ta bị chia rẽ đến thế. Không người Mỹ nào sống trong giai đoạn này mà không chịu tác động của nó theo một cách nào đó – từ những người chiến đấu và hi sinh, đến gia đình các thành phần tham chiến và các tù binh, đến những người biểu tình phản chiến công khai đấu tranh với chính phủ và những công dân Mỹ khác. Cuộc chiến đã kết thúc hơn 40 năm nhưng chúng ta không thể quên được Việt Nam, và chúng ta vẫn tranh cãi vì sao đi đến sai lầm, ai chịu trách nhiệm và một cuộc chiến như thế có đáng hay không”.

Lynn Novick cũng hé lộ phần nào quan niệm và cách thức thực hiện bộ phim của ê-kíp trong 6 năm qua: “Tất cả chúng ta đang tìm kiếm một ý nghĩa nào đó từ bi kịch khủng khiếp này. Ken và tôi đã cố soi chiếu vào cuộc chiến thứ ánh sáng mới theo chiều kích nhân văn bằng cách nhìn từ mọi phía. Bên cạnh những người Mỹ “bình thường” chia sẻ câu chuyện của họ, chúng tôi phỏng vấn nhiều người lính “bình thường” và thường dân Việt Nam ở miền Bắc cũng như miền Nam. Và chúng tôi ngạc nhiên nhận ra rằng, cũng như đối với chúng ta, cuộc chiến vẫn còn gây cho họ bao đau đớn và để lại những điều không thỏa đáng”.

Bộ phim Chiến tranh Việt-Nam (TheVietnamWar) là phim tài liệu dài 18 tiếng của Ken Burns và Lynn Novick sẽ ra mắt vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên đài truyền hình PBS. Nó kể về câu chuyện sử thi của một trong những sự kiện gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Burns và Novick đã trải qua 10 năm làm phim. Câu chuyện bao gồm lời tường thuật của gần 80 nhân chứng từ mọi phía – những người Mỹ chiến đấu trong chiến tranh và những người chống lại chiến tranh, cũng như các chiến binh và thường dân từ Bắc và Nam, Việt Nam. Biên tập viên của hãng New America Media, Andrew Lam, người Việt Nam đã đến Mỹ lúc 11 tuổi vào cuối cuộc chiến, đã phỏng vấn hai nhà làm phim.(Cha của Andrew Lâm, Trung Tướng Lâm Quang Thị, cũng được phỏng vấn trong bộ phim).

                                                       *

II.- PHỎNG VẤN NHỮNG NGƯỜI LÀM PHIM.

Phỏng vấn Ken Burns và Lynn Novick về Bộ Phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War).

Hỏi: Tại sao ông quyết định làm phim về đề tài chiến tranh Việt Nam?

Ken Burns: Lynn Novick và tôi đã hoàn thành bộ phim tài liệu năm 2007 mang tên “Chiến Tranh” về Chiến Tranh Thế Giới thứ hai và tôi đã nhìn cô ấy và nói rằng “chúng ta phải làm phim về Việt Nam.” Việt Nam là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ Chiến Tranh Thế Giới thứ hai. Ngày nay chúng ta là hạt nhân của tình trạng chia rẽ và phân biệt đối xử và phân biệt đối xử có tính cách đầu tiên trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ngày nay, đa số những vấn đề về sự chia rẽ xã hội, sự chia rẽ giữa các đảng phái chính trị, và sự xa lánh xã hội đều bắt nguồn từ chiến tranh Việt Nam. Nhưng hầu hết người Mỹ không biết nhiều về điều đó. Vì nó không có kết quả tích cực nên họ đã cố gắng lờ đi, và do đó họ không đón nhận những dữ kiện nghiên cứu lịch sử được thực hiện trong 42 năm qua từ nhiều phía khác nhau về chiến tranh Việt Nam kể từ khi Sài Gòn thất thủ.

Hỏi: Cô rút ra được điều gì sâu sắc sau những cuộc phỏng vấn, đặc biệt với những người Việt Nam ở cả hai phía của cuộc chiến?

Lynn Novick: Khi chúng tôi bắt đầu dự án, tôi không biết gì. Tôi là người Mỹ điển hình, người không biết nhiều về cuộc chiến tranh ngoài nền văn hóa nhạc Pop, và chắc chắn không biết những gì đã xảy ra ở cả hai phía Bắc và Nam Việt Nam. Điều thực sự đáng ngạc nhiên là chiến tranh vẫn dường như đang diễn ra trong thâm tâm những người mà chúng tôi phỏng vấn rất lâu sau khi chiến tranh kết thúc. Đó vẫn là vấn đề gây tranh cãi, chưa được giải quyết và đất nước vẫn chưa hòa hợp. Họ vẫn phải vật lộn với câu hỏi về cái giá của chiến tranh, và cái giá mà người Việt Nam đã trả và vẫn đang tiếp tục trả. Câu chuyện đó vẫn đang tiếp diễn gây tranh cãi.

Phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War) do người Mỹ làm, ghép hình ảnh rất công phu  và trực tiếp phỏng vấn những nhân chứng sống của cuộc chiến có tính chất lịch sử với mục đích hàn gắn sự chia rẽ của xã hôi Mỹ đối với chiến tranh Việt-Nam, trước nhất để cho người Mỹ xem. Trọng tâm của phim là nói lên sự thật những gì xẩy ra tại chiến trường Việt-Nam và những gì đã xẩy ra tại Mỹ qua các đời tổng thống Mỹ cho đến phong trào phản chiến Mỹ biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh Việt-Nam, cho thấy rõ những người đi biểu tình không thuộc thành phần trí thức mà hầu hết thuộc nhiều giai cấp trong nhân dân Mỹ. Sau đó, phổ biến bộ phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War)để cho tất cả nhân dân trên thế giới cùng có thể xem được.

Ở Mỹ, suốt hàng mấy chục năm người ta không mấy hứng thú khi nhắc đến “chiến tranh Việt-Nam” vì nó gây ra chia rẽ, đau thương; nhắc đến chiến tranh Việt-Nam  là nhắc  đến nhức nhối, ám ảnh thất bại của Mỹ. Bộ phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War) ra đời hợp với khẩu hiệu do tổng thống Trump đề ra: “Nước Mỹ trên hết” .

Bộ phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War) đã nêu ra những sai lầm và độc ác của chính phủ Mỹ, trình bày sự chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ trong suốt thời gian chiến tranh. Giải đáp được phần nào những thắc mắc của dân chúng Mỹ đối với cuộc chiến.

III.-  VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH PBS

PBS ,với gần 350 đài truyền hình thành viên, đã tạo cơ hội cho khán giả Mỹ khám phá các ý tưởng và thế giới mới qua các nội dung truyền hình và trực tuyến. Mỗi tháng, gần 100 triệu khán giả xem các chương trình của PBS qua truyền hình và gần 33 triệu khán giả xem qua internet, cùng trải nghiệm thế giới khoa học, lịch sử, thiên nhiên và các vấn đề của công chúng;  khán giả được nghe các ý kiến đa dạng và được “ngồi hàng ghế đầu” xem các chương trình biểu diễn và sân khấu đẳng cấp thế giới. Các chương trình phong phú của PBS liên tục được tôn vinh trong các cuộc tranh tài giải thưởng của ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình. Giáo viên từ bậc mẫu giáo đến trung học sử dụng các nội dung và chương trình trực tuyến của PBS để đưa các bài học tại lớp vào cuộc sống thực tế.

Với lời thuyết minh đầy sức lôi cuốn, Burns và Novick đã trình bày lại khúc bị tráng mang tên Chiến Tranh Việt Nam theo một thủ pháp chưa từng có trên màn ảnh. Một nét nổi bật của CHIẾN TRANH VIỆT NAM (THE VIETNAM WAR) là những ký ức của gần 100 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam (bên thắng cuộc) cũng như (bên thua  cuộc).

“Chiến tranh Việt Nam là một thập kỷ đầy đớn đau, cướp đi sinh mạng của hơn 58,000 người Mỹ, “ đạo diễn Ken Burns nói. “Từ sau cuộc Nội Chiến, chưa lúc nào đất nước chúng ta lại bị chia rẽ sâu sắc đến thế. Không một người Mỹ nào sống trong giai đoạn đó lại không ít nhiều bị tác động của cuộc chiến – từ những người đã chiến đấu và hy sinh, cùng người thân của những người lính Mỹ và những người bị bắt làm tù binh, tới những người tham gia biểu tình phản chiến và công khai đối đầu với chính phủ cùng những công dân Mỹ khác.  Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể tử khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam được. Và chúng ta vẫn còn tranh luận vì sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như thế này không?”

“Tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm một ý nghĩa nào đó trong bi kịch khủng khiếp này. Đạo diễn Ken và tôi đã cố gắng soi chiếu vào đó một thứ ánh sáng mới theo khía cạnh con người trong cuộc chiến qua cách nhìn đa diện — từ dưới lên, từ trên xuống, và từ tất cả các góc độ,” đạo diễn Novick chia sẻ”. Bên cạnh hàng chục người Mỹ “bình thường” đã chia sẻ câu chuyện của họ, chúng tôi cũng đã phỏng vấn nhiều người lính bình thường và người dân bình thường Việt Nam ở cả hai miền Bắc và Nam. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận ra rằng, cũng giống như chúng ta, cuộc chiến này để lại cho họ nhiều đớn đau và  nhiều điều vẫn chưa giải toả được.”

Ken Burns nói  : “The Vietnam War : There is no single truth in war

(Không một tí gì về sự thật trong cuộc chiến tại Việt Nam)

Nhà Tài Trợ Chánh là tập đoàn Bank of America –USA tại New York .

Điểm nổi bật là  ông Thông Nguyễn, Tổng Giám Đốc (President – Retail Banking – Bank of America). Trong buổi phỏng vấn đạo diển Ken Burns tại văn phòng của Tổng Gám Đốc Thông Nguyễn, ông Thông Nguyễn nói : “Tôi có người Chú ở Miền Bắc làm trong chính quyền Hà Nội, còn ở Miền Nam thi Ba tôi làm trong chính quyền  Saigon … cho nên tôi hiểu thấu câu chuyện chiến tranh Việt-Nam nầy khá nhiều …”

Còn bà Phó Tổng Giám Đốc Anne Finucane của Bank of America cho biết chính tập phim nầy sẽ làm thay đỗi tầm nhìn về cuộc chiến tại Việt Nam mà Hoa-kỳ tham dự, nhưng kết cuộc chúng ta không thắng nổi phía bên kia.

Mất nhiều năm để làm, bộ phim dài nhiều tập này đã đưa cuộc chiến tranh này và giai đoạn hỗn loạn đi cùng với nó lại với cuộc sống hiện tại. Với kịch bản của Geoffrey C Ward, do Sarah Botstein, Novick và Burns chỉ đạo sản xuất,  bộ phim là tập hợp các đoạn phim tư liệu hiếm, được chuyển thành bản gốc bằng kỹ thuật số, lưu giữ tại nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới; những bức ảnh được ghi lại bởi các phóng viên ảnh nổi tiếng nhất thế kỷ 20,  những buổi phát hình trên sóng vô tuyến có tính lịch sử, các thước phim cá nhân của gia đình, các đoạn băng ghi âm mang tính nội bộ chính phủ thời Kennedy, Johnson và Nixon được  tiết lộ, và hơn 100 tác phẩm âm nhạc mang tính biểu tượng của nhiều nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời kỳ đó.

*

IV.- TẠI SAO MIỀN NAM KHÔNG THẮNG ĐƯỢC MIỀN BẮC.

Lời của Giáo sư sử địa Kevin Boyland sau khi xem phim nầy xong – ngày 22 tháng 8 năm 2017 cho biết như sau :

Tại sao  Miền Nam Việt Nam đã không thắng nổi Miền Bắc ? (Why the South Vietnam was unwinnable  the North Vietnam) 

“ Sự tham nhũng, không có tự do và đàn áp đối lập của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau nầy những tướng lảnh nổi loạn mong nắm quyền hành tại Miền Nam Việt Nam..kết quả cho thấy quân lực Miền Nam không đủ sức chiến đấu với quân thù CSVN.

Bất hạnh cho Hoa- kỳ và tương lai của dân chúng Miền Nam VN là Cộng sản càng lúc càng thắng lợi, với khẩu hiệu tuyên truyền “chống Đế quốc Mỹ“ và hứa hẹn sẽ chống tham nhũng của chế độ Diệm và Thiệu , cũng vì sự tham nhũng của hai chế độ Công giáo ấy đã làm dân Việt Nam nghèo càng nghèo thêm. Với tuyên truyền đó, Cộng sản đã xúi dục hàng triệu dân chúng chiến đấu cho họ.

Từ nhản quan của tôi – Kevin Boyland (Giáo sư sử tại đại học Hoa-kỳ) thường tự nghĩ …Những tướng tá, quan quyền chính phủ Diệm và Thiệu đã gửi những đứa con của họ đi du học tại Pháp , Switzerland ngay cả US. Điễn hình là ông Nguyễn Tiến Hưng !

Như vậy còn ai để mà chiến đấu cho Miền Nam VN ? – Who was ?

Why Vietnam Was Unwinnable. Tại sao Việt-Nam không thắng nổi

Kevin Boylan .. AUG. 22, 2017

“ … From my point of view, was when I learned from questioning [South Vietnamese] general officers that almost without exception their sons were in school in France, Switzerland, or the U.S. If they weren’t going to fight for South Vietnam, who was?”

The corrupt, undemocratic and faction-riven South Vietnamese government — both under President Ngo Dinh Diem, who was assassinated in a 1963 coup, and under the military cliques that followed him — proved incapable of providing its people and armed forces a cause worth fighting for. Unfortunately for the United States and the future happiness of the South Vietnamese people, the Communists were more successful: By whipping up anti-foreign nationalist sentiment against the “American imperialists” and promising to reform the corrupt socio-economic system that kept most of the country’s citizens trapped in perpetual poverty, they persuaded millions to fight and die for them. 

The Vietnam War là những ký ức của gần 100 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam (bên thắng cuộc) cũng như (bên thua  cuộc).

“Chiến tranh Việt Nam là một thập kỷ đầy đớn đau, cướp đi sinh mạng của hơn 58,000 người Mỹ, “ đạo diễn Ken Burns nói. “Từ sau cuộc Nội Chiến, chưa lúc nào đất nước chúng ta lại bị chia rẽ sâu sắc đến thế. Không một người Mỹ nào sống trong giai đoạn đó lại không ít nhiều bị tác động của cuộc chiến – từ những người đã chiến đấu và hi sinh, cùng người thân của những người lính Mỹ và những người bị bắt làm tù binh, tới những người tham gia biểu tình phản chiến và công khai đối đầu với chính phủ cùng những công dân Mỹ khác. Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể tử khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam được. Và chúng ta vẫn còn tranh luận vì sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như thế này không?”

“Tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm một ý nghĩa nào đó trong bi kịch khủng khiếp này. Đạo diễn Ken và tôi đã cố gắng soi chiếu vào đó một thứ ánh sáng mới theo khía cạnh con người trong cuộc chiến qua cách nhìn đa diện — từ dưới lên, từ trên xuống, và từ tất cả các góc độ,” đạo diễn Novick chia sẻ”. Bên cạnh hàng chục người Mỹ “bình thường” đã chia sẻ câu chuyện của họ, chúng tôi cũng đã phỏng vấn nhiều người lính bình thường và người dân bình thường Việt Nam ở cả hai miền Bắc và Nam. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận ra rằng, cũng giống như chúng ta, cuộc chiến này để lại cho họ nhiều đớn đau và  nhiều điều vẫn chưa giải toả được.”

Ông Ken Burns nói  : “ The Vietnam War : There is no single truth in war

(Không một tí gì về sự thật trong cuộc chiến tại Việt Nam)

Nhà Tài Trợ Chánh là tập đoàn Bank of America –USA tại New York .

Điểm nổi bật là  ông Thông Nguyễn, Tổng Giám Đốc (President – Retail Banking – Bank of America). Trong buổi phỏng vấn đạo diển Ken Burns tại văn phòng của Tổng Gám Đốc Thông Nguyễn, ông Thông Nguyễn nói : “Tôi có người Chú ở Miền Bắc làm trong chính quyền Hà Nội, còn ở Miền Nam thi Ba tôi làm trong chính quyền  Saigon … cho nên tôi hiểu thấu câu chuyện chiến tranh Việt-Nam nầy khá nhiều …”

Còn bà Phó Tổng Giám Đốc Anne Finucane cho biết chính tập phim nầy sẽ làm thay đỗi tầm nhìn về cuộc chiến tại Việt Nam mà Hoa-kỳ tham dự, nhưng kết cuộc chúng ta không thắng nổi bên kia.

Mất nhiều năm để làm, bộ phim dài nhiều tập này đã đưa cuộc chiến tranh này và giai đoạn hỗn loạn đi cùng với nó lại với cuộc sống hiện tại. Với kịch bản của Geoffrey C Ward, do Sarah Botstein, Novick và Burns chỉ đạo sản xuất,  bộ phim là tập hợp các đoạn phim tư liệu hiếm, được chuyển thành bản gốc bằng kỹ thuật số , lưu giữ tại nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới; những bức ảnh được ghi lại bởi các phóng viên ảnh nổi tiếng nhất thế kỷ 20,  những buổi phát hình trên sóng vô tuyến có tính lịch sử, các thước phim cá nhân của gia đình, các đoạn băng ghi âm mang tính nội bộ chính phủ thời Kennedy, Johnson và Nixon được  tiết lộ, và hơn 100 tác phẩm âm nhạc mang tính biểu tượng của nhiều nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời kỳ đó.

Lấy kết luận làm nhập đề :

…..Lời của Giáo sư sử địa Kevin Boyland sau khi xem phim nầy xong – ngày 22 tháng 8 năm 2017 cho biết như sau :

Tại sao  Miền Nam Việt Nam đã không thắng nổi Miền Bắc ? (Why the South Vietnam was unwinnable  the North Vietnam) 

“Sự tham nhũng, không có tự do và đàn áp đối lập của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau nầy những tướng lảnh nổi loạn mong nắm quyền hành tại Miền Nam Việt Nam kết quả cho thấy quân lực Miền Nam không đủ sức chiến đấu với quân thù CSVN”.

Bất hạnh cho Hoa-kỳ và tương lai của dân chúng Miền Nam VN là Cộng sản càng lúc càng thắng lợi, với khẩu hiệu tuyên truyền chống Đế quốc Mỹ “ và hứa hẹn sẽ chống tham nhũng của chế độ Diệm và Thiệu , cũng vì sự tham nhũng của hai chế độ Công giáo ấy đã làm dân Việt Nam nghèo càng nghèo thêm. Với tuyên truyền đó , Cộng sản đã xúi dục hàng triệu dân chúng chiến đấu cho họ.

Từ nhản quan của tôi – Kevin Boyland (Giáo sư sử tại đại học Hoa-kỳ) thường tự nghĩ …Những tướng tá, quan quyền chính phủ Diệm và Thiệu đã gửi những đứa con của họ đi du học tại Pháp , Switzerland ngay cả US.

Như vậy còn ai để mà chiến đấu cho Miền Nam VN ? – Who was ?

Why  South Vietnam Was Unwinnable.

Kevin Boylan .. AUG. 22, 2017

“ … From my point of view, was when I learned from questioning [South Vietnamese] general officers that almost without exception their sons were in school in France, Switzerland, or the U.S. If they weren’t going to fight for South Vietnam, who was?”

The corrupt, undemocratic and faction-riven South Vietnamese government — both under President Ngo Dinh Diem, who was assassinated in a 1963 coup, and under the military cliques that followed him — proved incapable of providing its people and armed forces a cause worth fighting for. Unfortunately for the United States and the future happiness of the South Vietnamese people, the Communists were more successful: By whipping up anti-foreign nationalist sentiment against the “American imperialists” and promising to reform the corrupt socio-economic system that kept most of the country’s citizens trapped in perpetual poverty, they persuaded millions to fight and die for them. 

*

Sau đây là tóm lược những phần quan trọng trong Bộ Phim Gây Ấn Tượng Nhất về Chiến Tranh Việt Nam hiện nay 2017.

Với lời thuyết minh đầy sức lôi cuốn, Burns và Novick đã trình bày lại khúc bi hùng tráng mang tên “Chiến Tranh Việt Nam” theo một thủ pháp chưa từng có trên màn ảnh. Một nét nổi bật của CHIẾN TRANH VIỆT NAM là những ký ức của gần 100 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, người thắng và người bại trong  cuộc chiến .

 “Chiến tranh Việt Nam là một thập kỷ đầy đớn đau, cướp đi sinh mạng của hơn 58,000 người Mỹ, “ đạo diễn Ken Burns nói :

Từ sau cuộc Nội Chiến, chưa lúc nào đất nước chúng ta lại bị chia rẽ sâu sắc đến thế. Không một người Mỹ nào sống trong giai đoạn đó lại không ít nhiều chịu tác động của cuộc chiến – từ những người đã chiến đấu và hi sinh, cùng người thân của những người lính Mỹ và những người bị bắt làm tù binh, tới những người tham gia biểu tình phản chiến và công khai đối đầu với chính phủ và những công dân Mỹ khác.  Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể tử khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam. Và chúng ta vẫn còn tranh luận vì sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như thế này không.”

“Tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm một ý nghĩa nào đó trong bi kịch khủng khiếp này. Đạo diễn Ken và tôi đã cố gắng soi chiếu vào đó một thứ ánh sáng mới theo khía cạnh con người trong cuộc chiến qua cách nhìn đa diện — từ dưới lên, từ trên xuống, và từ tất cả các góc độ,” đạo diễn Novick chia sẻ. “Bên cạnh hàng chục người Mỹ “bình thường” đã chia sẻ câu chuyện của họ, chúng tôi cũng đã phỏng vấn nhiều người lính và”bình thường” và thường dân “bình thường” Việt Nam ở cả hai miền Bắc và Nam. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận ra rằng, cũng giống như chúng ta, cuộc chiến này để lại cho họ nhiều đớn đau và  nhiều điều vẫn chưa giải toả được.”

Cận cảnh 2 G.I đang chờ trực thăng đưa xác đồng đội về quê hương .

Mất sáu năm để làm, bộ phim dài nhiều tập này đã đưa cuộc chiến tranh này và giai đoạn hỗn loạn đi cùng với nó lại với cuộc sống hiện tại. Với kịch bản của Geoffrey C Ward, do Sarah Botstein, Novick và Burns chỉ đạo sản xuất,  bộ phim là tập hợp các đoạn phim tư liệu hiếm, được chuyển thành bản gốc bằng kỹ thuật số , lưu giữ tại nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới; những bức ảnh được ghi lại bởi các phóng viên ảnh nổi tiếng nhất thế kỷ 20,  những buổi phát hình trên sóng vô tuyến có tính lịch sử, các thước phim cá nhân của gia đình, các đoạn băng ghi âm mang tính nội bộ chính phủ thời Kennedy, Johnson và Nixon được  tiết lộ, và hơn 100 tác phẩm âm nhạc mang tính biểu tượng của nhiều nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời kỳ đó.

“Kể từ sau bộ phim CUỘC NỘI CHIẾN, Ken và Lynn đã thực hiện những bộ phim tài liệu thuộc hàng quan trọng nhất từng được công chiếu trên truyền hình — đây là  bộ phim đã thực sự làm nên lịch sử truyền hình và tạo ra các cuộc tranh luận trên cả nước xung quanh chủ đề người Mỹ chúng ta là ai,” Beth Hoppe, Trưởng Bộ  Phận Chương Trình và Tổng Giám đốc Chương Trình Khán Giả Đại Chúng, Truyền Hình PBS nhận xét. “Cho dù đã từng có được cả một quá trình thành công đáng nể như vậy, phim CHIẾN TRANH VIỆT NAM” vẫn là một đỉnh cao không gì sánh được. Nó sẽ kích hoạt những trăn trở, lục vấn và tranh luận về một trong những  giai đoạn mang tính chuyển mình mạnh mẽ nhất trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ.”

*

V.- THIỆT HẠI CỦA CÁC BÊN.

Thiệt hại cùa các bên  (Mỹ – miền Bắc –  miền Nam) do Chiến tranh Việt-Nam gây nên.

  • Phía Mỹ:

            534.000 binh sĩ Mỹ tham chiến.

             303.604 binh sĩ bị thương.                                                                                             

                     58.307 binh sĩ tử trận.

                     1020 tỷ mỹ kim chi tiêu trong cuộc chiến.

  • Phía Miền Bắc:

950.765 binh sĩ tử trận.                                                                                                                                                                                                                                       600.000 binh sĩ bị thương.

 2 triệu thường dân bị chết.

3-  Phía Miền Nam:                                                                            .    .   275.000 binh sĩ tử trận.                                                                    .           1.170.000 binh sĩ bị thương.

                                                                                 *

VI.- NHẬN XÉT TỔNG QUÁT.

Sau đây là phần nhận xét tổng quát của tác giả bài viết nầy :

Về phía Mỹ, chúng tôi xin ra làm 2 phần: Một, về đoàn làm phim “The Vietnam War”. Hai, về  phía chính quyền Mỹ.

A-Về đoàn làm phim Chiến tranh Việt-Nam.

1-Mục đích của đoàn làm phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War) và nhóm tài trợ vì họ nhận thấy rằng sau cuộc nội chiến Bắc-Nam chưa có khi nào Hoa-Kỳ chia rẽ trầm trọng và sâu sắc cũng vì chiến tranh Việt-Nam. Mấy tháng liền, hàng triệu người đổ ra đường phố cùa những thành thị lớn từ Đông sang Tây; từ Bắc xuống Nam như: Seatle, Porland, Detroit, Chicago, New York city, Washington D.C, Cincinnati, St Louis, Memphis, Atlanta, San Francisco, Los Angeles, Oklahoma city,  Little Rock, Knoxville, News Orleans, Dalllas,  Houston…. Bây giờ phải nói rõ cho nhân dân Mỹ hiểu rõ qua các đời tổng thống tử Kennedy, Johnson, Nixon đều có chính sách sai lầm trong chiến tranh Việt-Nam. Phong trào phản chiến lúc đó bị điều tra có bàn tay của Nga Soviet nhúng vào. Nhưng quả thật là không. Phong trào tự nó tự phát. Bây giờ phải làm cách nào hàn gắn sự chia rẽ trong nhân dân Mỹ bằng cách làm một bộ phim mới về chiến tranh Việt-Nam. Nói lên phần nào sự thật để nhân dân Mỹ biết. Làm được như thế mới mong hàn gắn lại “vết thương Việt-Nam” trong lòng nước Mỹ Vì vậy, bộ phim mới về Chiến tranh Việt Nam (The Vietnam War) được ra đời.

2-Ưu điểm của bộ phim từ đấu của tập 1 của cuốn phim cho đến tập 10 của toàn bọ phim là có lời dẫn giải rõ ràng, dễ nghe; có âm nhạc đệm; không như các bộ phim khác lời dẫn giải không rõ ràng, không chậm chạp, khó nghe.

3-Những người được phỏng vấn họ tự do nói bằng tiếng Việt, và sau đó được dịch ra tiếng Mỹ.

4-Có nhiều người ở cả 3 phía (Mỹ – miền Bắc – miền Nam) được phỏng vấn trực tiếp. Nhưng người Mỹ nhiều hơn vì nhu cầu đòi hỏi phải làm vậy.

5-Khuyết điểm: Chưa đi sâu vào việc nạn nhân của chất độc da-cam (orange) do chính phủ Mỹ gây nên như rãi chất khai quang xuống rừng, đồng ruộng Việt-Nam làm tai hại dến cả bây giở vẫn hãy còn nhiều đau thương.

  • Về phía chính quyền Mỹ
  • Lấy lý do vì muốn “kiềm chế” Trung Cộng nên Mỹ phải nhẩy vào Việt-Nam để chận bước Trung Cộng là điều giả dối, không thành thật.
  • Chính quyền Mỹ cũng đã dựng lên câu chuyện dối trá rằng là tàu Maxdox của Mỹ bị VC bắn để lấy cớ mang quân vào Việt-Nam.
  • Chiến tranh Việt-Nam là một cuộc chiến không quy ước (nghĩa là đánh mà không tuyên chiến trái với quy ước quốc tế).
  • Tổng thống Nixon dối gạt băng cách hứa miệng (không có giáy tờ) sẽ viện trợ cho Việt-Nam 3 tỷ đô-la sau khi Việt-Nam trao trả tù binh Mỹ người cuối cùng.
  • Một nước lớn mạnh gọi là “cường quốc” mà đi ăn hiếp một nước nhỏ yếu hơn mình là thiếu đạo đức.
  • Lẽ ra, Việt-Nam đi thưa hãng chế tạo chất hóa-học “dioxine” (chất Da-Cam, chính phủ Mỹ nên hổ trợ mới đúng là hành hiệp của một siêu cường.
  • Pháp là một cường quốc đã thua trận Điện-biên-phủ.Bây giờ đến lượt Mỹ. Không phải chỉ một mình Mỹ tham chiến ở Việt-Nam, mà còn có quân đội của các nước chư hầu tham chiến như : Úc, Tân Tây-Lan, Cao-Ly và Thái-Lan. Mỹ thua và các nước chư hầu của Mỹ cũng thua liểng xiểng.
  • Lẽ ra, Chiến tranh Việt-Nam do Mỹ gây ra làm đất nước Việt-Nam thiệt hại, Mỹ nên giúp Việt-Nam xây dựng kinh tế hay bệnh viện, trường học, cầu đường, sân bay v.v mới đúng là một nước lớn đạo đức.
  • Mỹ đã thua trận ngay trong lòng nước Mỹ trước. Nói thẳng là thua “Phong trào phản chiến”. Nếu những người lãnh đạo Mỹ lúc bấy giờ mà không kịp thời rút quân khỏi Việt-Nam thì nước Mỹ sẽ “SỤP ĐỔ” . Những người lãnh đạo Mỹ đã quá chủ quan, họ ỷ vào súng ống tối tân, phi cơ, xe tăng ….. Vì cho dù có sức mạnh đến đấu cũng không thể đè bẹp được ý chí đoàn kết nhất trí của một Dân Tộc. Ngày xưa, quân Mông-Cổ đã làm khiếp đảm châu Âu. Nhưng quân Mông-Cổ dù rất mạnh làm cho Châu Âu khiếp sợ đã bị thua đau ở Việt-Nam.

         C- Phía chính quyền Việt-Nam (bên Thắng Cuộc).

  • Sau khi bộ phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War) ra đời, chính quyền Việt-Nam tỏ vẻ lạnh nhạt. Sau đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt-Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết long ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng và thống nhất đất nước”.
  • Riêng tôi, tôi cho lời tuyên bố trên đây là đúng. Vì cuộc kháng chiến đã kêu gọi và động viên được đa số dân chúng tham gia và dẫn đến thắng lợi, giài phóng và thống nhất đất nước Việt-Nam. Đúng nhưng không phải muốn làm gì thì làm, như đã làm 16 chữ vàng:

                             Láng giềng hữu nghị

                             Hợp tác toàn diện

                             Ổn định lâu lài

                             Hướng tới tương lai

Chúng tôi không cần bàn nhiều, chỉ bàn câu sau cùng: “Tương lai Việt-Nam sẽ là trở thành một huyện của Trung quốc !

  • Nhưng vì người Mỹ làm phim với mục đích cho người Mỹ xem, cho nên có những chỗ làm cho chính quyền Việt-Nam không vừa ý như: Một là trận Mậu-Thân ở Huế. Hai là đề cập đến việc cố Tổng Bí Thư Lê-Duẩn đói xử không đẹp với chủ tịch Hồ Chí Minh, với tướng Võ Nguyên Giáp.

Việc trên đây,  Đảng CSVN cho là việc nội bộ trong Đảng, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng không muốn tiết lộ tin tức xấu ra ngoài, làm  mất thanh danh Đảng CSVN.

Những người chống Cộng cực đoan gọi ông Hổ là ”Con cáo già” là sai. Nếu thật là con cáo già thì ông Hồ đã biết trước Lê-Duẩn là người xấu, không thể làm Tổng Bí Thư được.Và như thế, ông Hồ đã giới thiệu ông Giáp làm Tổng Bí Thư, chứ không phải là ông Duẩn.

Còn nhiều việc mà ông Lê-Duẩn chỉ đạo sai lầm, làm thất nhân tâm với  nhiều có công với Đất nước. (tôi sẽ đề cập vào một dịp khác). Vậy mà gia đình ông Lê-Duẩn đòi cho được đối xử công bằng là nghĩa làm sao? Ai được nhân dân yếu mến, nhân dân ca tụng cứ xem sau khi chết là

biết liền? Sau khi ông Duẩn chết nhiều người vui mừng, họ còn rủ nhau ngã tiệc ăn mừng. Ông Duẩn là Tổng Bí Thư, nhưng đám ma của ông vẫn thường chứ không như đám tang ông Hồ, ông Giáp; hai đám tang thật là hoành tráng, người dân tự động dự đám tang, dân chúng dứng dày đặc hai bên đường, nhiều người đã không cầm được nước mắt …

Nhân dịp viết bài nầy, tôi có một đề nghị kính gửi T.Ư Đảng là ta nên có chiến lược đối phó với Trung Quốc hẳn hoi. Với việc chống TQ nửa mùa như đã làm hiện nay không đi đến đâu, chỉ làm thiệt hại thêm cho đất nuớc. Vùng cao nguyên (Ban mê thuột, Pleiku, Kontum …)  là đỉnh điểm chiên lược, hơn nữa phải gọi đó là vùng sinh tử? Sao lại khờ dại để cho Trung Quốc khai thác dễ dàng Bauxit ở đó; mà có thật là TQ khai thác Bauxit không hay khai thác Uranium. Còn bao nhiêu địa điểm khác quan trọng khác nữa cũng để cho TQ chiếm cứ, địa phương kể cà CA cũng không  dám bén mảng đến đó mỗi khi có người TQ hiện diện. Những nhà máy phát điện khác ở hầu hết cả nước ta cũng nằm trong tay TQ. TQ không những cấy gián điệp mà còn công khai đầu độc dân ta bằng cách mang những chất hóa học độc hại vào nước ta. Khi chiến tranh xẩy ra,Trung Quốc không cấn đánh cũng đã chiếm  được một phần đất rồi.

Ở Saigon, tại chợ Kim-Biên là một địa điểm bán các chất hóa học công khai vô tội vạ như bán hàng xén. Các chất hóa học đó sẽ gây nên bệnh ung thư. Nải chuốt đang xanh được nhúng vào chất hóa học chỉ một đêm biến thành một nãi chuối chin vàng. Trái sầu riêng đang xanh được nhúng vào chất hóa học bổng trở thành sầu riêng có những múi chin vàng và còn nhiều thứ nữa. Không những ở chợ Kim Biên mà nó đã phát triễn ra Đà-Nẵng, Hà-Nội …. Không tin ư ? Con số người bị ung thư ở Việt-Nam leo thang kinh khủng!

Tôi đã viết trong Hồi Ký vừa mới xuất bản, trong đó có đề cập khi tướng Pháp De Lattre de Tassigni được phái qua Đông-Dương; sau khi đi quan sát Cao Nguyên Boloven của Lào và Cao nguyên của Việt-Nam (Ban-mê-thuột, Pleiku, Kontum) đã viết: ”Ai làm chù hai cao-nguyên nầy là làm chủ bán đảo Đông-Dương”. Nhờ cái ngu xuẩn của Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân của Quân Đoàn 2 ở Cao Nguyên mà Quân Đội Nhân Dân càng đánh mau, thắng lớn.

  • Chúng ta hãnh diện Việt-Nam là một đất nước có các vị anh hùng như Ngô-Quyền với trận Bạch-Đằng, có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo với bao trận thắng quân Nguyên, rồi QuangTrung đánh tan quân Thanh … Vậy mà nay lại có những chữ vàng kết thân với Đại Hán…. Tập Cẩn Bình còn được đón tiếp bằng 12 phát đại bác.Vậy xem các anh hùng Dân Tộc còn ra gì nữa ?
  • Chúng ta hãnh diện có 4.000 năm văn hiến, nhưng chúng tôi phải tủi hổ là đã chứng kiến cảnh các cô gái Việt-Nam phải lõa thể, đứng xếp hàng cho đàn ông Cao-Ly sờ nắn …. Rồi lựa chọn mang về nước họ làm tì thiềp.
  • Công-An, Dân Phòng đâu mà để bọn lưu manh lừa đảo các cô gái Việt nhẹ dạ mang qua cửa Khẩu như đi giữa chốn không người, bõ ngõ để bán cho người Tàu mang về làm nô lệ tình dục …
  • Đảng CSVN làm dân chúng nghi ngờ rằng có chính sách hạn chế giáo dục vì thu phí học sinh từ bậc Tiểu học và lương giáo viên thấp nhất trong công chức nhà nước. Như vậy còn thua Mỹ-Ngụy xa!
  • Gần đây, thủ tướng Phúc hoan hô việc làm ô-tô. Làm ô-tô chỉ có “quan cách mạng” hưởng thôi; người dân không được hưởng gì? Bậy rồi ông Phúc ơi?

Trong lúc Việt-Nam là một nước dùng xe gắn máy nhiều nhất ở Đông-nam châu Á thì lại không quan tâm. Điện thoại cầm tay cũng vậy.Đáng lẽ ra, chính phủ phải lo đầu tư vào xe gắn máy và điện thoại cầm tay mới đúng !                                                                                                     Nước Việt Nam thuộc loại nghèo xơ, nghèo xác nhưng đã nhập cảng “bia ngoại” và “thuốc lá ngoại” nhất nhì thế giới ? Bộ Thông Tin, bộ Giáo dục và bộ Y tế trốn đâu mất tiêu ? Sao không giáo dục cho dân? Sao không hạn chế nhập cảng “bia ngoại”, “thuôc lá ngoại”.Nước đã nghèo còn xài sang hơn Mỹ-Ngụy?                                                                                                                                                                                              Chúng tôi những tưởng là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng CS là siêu việt thì mọi cái đều tốt đẹp như các khẩu hiệu, các bài hát … Nhưng không ngờ Đảng CSVN lại tụt hậu như thế !

  • Bên Thua cuộc (VNCH).
  • Cuộc di cư năm 1954 người miền Bắc di cư vào Nam (đa số là người theo đạo Chúa không phải “đi tìm tự do”. Mà họ đã bị lừa; nếu không bị lừa thì đúng là “fanatic”. Vì khi ấy Đại tá Lansdale cho người đi tuyên truyền rằng: ”Đức Mẹ đã vào Nam” nên con chiên phải vào theo. Vì sùng đạo và tôn kính Đức Mẹ nên dân Bùi-Chu và Phát-Diệm mới ùn ùn di cư vào Nam. Nhưng Đức Mẹ chỉ làm phép được có một lần vào năm 1954. Đến năm 1975, Đức Mẹ hết phép nên chỉ có dân sùng đạo ở Phước-Tĩnh – Bà Rịa nhờ ở gần biển và nhờ có ghe thuyền nên mới đi được.
  • Đại đa số người “bên thua cuộc” còn có tư tưởng mong nước Việt-Nam bị chia cắt hai miền Nam-Bắc mãi mãi. Đấy là tinh thần nô lệ mà không biết nhục.
  • Có người còn ngớ ngẩn lên mạng hòi “The Vietnam War” là chiến tranh gì ?
  • Đến bây giờ mọi người mới biết là không những chỉ có dân theo dạo Công giáo, dân H.O mà ngay cả những tay chân của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu trước đây đều thuộc thành phần “Chống Cộng cực đoan“ . Để bào vệ Việt-Nam khỏi mất về tay CS nhưng mục đích của Mỹ là “Nước Mỹ trên hết” vào thời nào cũng vậy !
  • Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng mà có người gọi ông là “tên trốn quân dịch’ đã khờ dại xưng Mỹ là “đồng minh” của Việt-Nam cho nên đã đề tên cho hai quyển sách do ông viết là “Khi  Đồng minh Nhảy vào”,  ở quyển sách khác lại ghi là “khi Đồng minh tháo chạy”. Xin  nói thẳng là trên thế giới nầy chì có độc nhất nước Anh mới là đồng minh duy nhất của Mỹ; còn lâu VNCH mới được  gọi  là “đồng minh” của Mỹ. Phe “thắng cuộc” gọi VNCH là tay sai của Mỹ không sai chút nào.  Vì khi ông Ngô Đình Diệm được Mỹ chọn lựa cũng nhờ vào Hồng Y Spellman dẫn ông Diệm đi giới thiệu với Giám dốc CIA, Bộ trưởng Ngoại  giao Mỹ. Chính phủ Mỹ còn đặc biệt gửi  Đại tá Lansdale  qua giúp ông Diệm như Lansdale đã từng giúp tổng thống Phi-Luật-Tân Raymond Macsaysay trước đây. Mỹ đã nặn lên những bù nhìn  ở châu Á như :Việt-Nam có Ngô-Đình-Diệm, ở Cao-Ly có Lý Thừa Vãn, ở Lào có Phoumi Nosavan, ở Miên có Lon Nol, ở Thái-Lan có Sarit Thanarath. Người Mỹ không ra mặt, chỉ đứng sau lưng giật giây. Không có Mỹ giúp thì một mình không làm nên trò trống gì ?
  • Giây phút nguy cơ của cuối đời, Ngô Đình Diệm phải gọi Đại sứ Mỹ Cabod Lodge để được định đoạt số mệnh. Đó là bằng chứng VNCH không tự chủ? Chính CIA Mỹ đã nhúng tay vào cuộc lật đổ ông Diệm và về sau những tướng lãnh như Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu đều do bàn tay của người Mỹ đặt để. Ở miến Nam VNCH dưới thời Nguyễn Văn Thiệu mọi thứ đều do Mỹ viện trợ, từ lương lính đến lương công chức. Đến nỗi miến Nam là một vựa lúa mà phài nhập cảng gạo Mỹ? Người Mỹ có câu nói: “Ai trả tiền thì người đó làm chủ”.

     Thời ông Diệm, đã tưởng miền Nam đi đong rồi vì bắt chước làm “ấp chiến lược” như ở Mã-Lai, ráp máy không phải đường. Tôi đã đến Mã-Lai năm 1961. Xem ấp chiến lược của họ, một tỉnh chỉ có 3, 4 ấp chiến lược. Làng nào có địa điểm thuộc về chiến lược họ mới lập “ấp chiến lược”. Trái lại, ở Việt-Nam ấp nào cũng biến thành ấp chiến lược. Chính quyền Xã bắt dân di dời nhà cửa vào trong ấp lược; biến ấp chiến lược thành nhà tù nhỏ làm dân tình bất mãn nên VC lợi dụng khuyết điềm đó để tuyên truyền.

  • Không trước thì sau, miền Nam Việt-Nam cũng phải thua. Đáng nhẽ là thua chậm, nhưng vì cái ngu xuẩn của Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho tướng Phú phài mau chóng rút quân ở Vùng 2 (tức vùng Cao Nguyên) nên quân miến Bắc mới tóm thâu mau chóng miền Nam Việt-Nam.
  • Cái hèn và cái lưu-manh của Nguyễn Văn Thiệu là lời tuyên bố khi ông ta từ chức tổng thống, ông Thiệu nói trên đài phát thanh: ”Tôi từ chức tổng thống, nhưng tôi sẽ về quân đội để chiến đấu cùng với anh em”. Người ta chờ đợi tổng thống Thiệu sẽ vác súng cùng quân độiVNCH dánh VC, Nhưng mấy ngày sau, Thiệu lặng lẽ nhờ Frank Sneep, nhân viên CIA đưa mình vào sân bay Tân Sơn Nhất để đào thoát sang Đài-Loan.

9- Đúng như ông bà mình nói: ”Của thiên trả địa”. Ông Thiệu rất giàu vì tham nhũng mà có được; ông ấy bị đột quỵ ở nhà con gái tại bang Massachusette rối sau đó không bao lâu là chết. Ông ấy có được lên Thiên Đàng hay không thì không biết, chỉ biết chắc rằng: “ông ấy không mang được đồng Dollars nào vào trong hòm” ?

10-Ban Việt-ngữ của đài VOA (cái loa của bộ Dân Vận) đã đưa bài nhận định về Chiên tranh Việt-Nam (The Vietnam War) của Thiện Ý, một luật sư người Việt ở Houston, Texas lên mạng với mục đích cải chính VNCH không phải là “ngụy quân, ngụy quyền”. Cho rằng miền Bắc (Phe thắng cuộc) là “ngụy Dân Tộc”. Phe CS miền Bắc đã cưỡng chiếm miền Nam, vi phạm hiệp định Genève …

Ngược lại, mến Nam (VNCH) mới là thành phần vi phạm hiệp định Genève? Vì trong điều khoản Genève đến năm 1956 hai miền Nam-Bắc phải phổ thông đầu phiếu đế đến thống nhất đất nước. Nhưng Mỹ biết, nếu thực hiện đúng theo hiệp định Genève thì nhân dân Việt-Nam ở cả hai miền sẽ bỏ phiếu ủng hộ Hồ Chí Minh nên Mỹ khuyên ông Diệm hủy bỏ điều khoản đó. Và đến năm 1956, quả nhiên miền Nam Việt-Nam lơ đi, không nói đến việc phổ thông đầu phiếu để đi đến thống nhất đất nước ? Điều nầy cho thấy bên nào vi phạm hiệp định Geneve trước ?

      11-Còn bài viết: ”Phê bình Vietnam War của Ken Burns” do một người chống Cộng cực đoan ở Houston, Texas tên là Hoàng Duy Hùng viết như trò trẻ con với lý luận tập tễnh vừa mới bước chân vào đời. Nêu ra đây chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Vậy xin miễn bàn đến.

Nói chung, “Phe thua cuộc” đa số thuộc thành phần HO và đi đạo Chúa vốn có thành kiến với “Phe thắng cuộc “ mà họ gọi là CS độc tài. Họ cho rằng những người Mỹ làm phim Chiến tranh Việt-Nam (The Vietnam War  thiên vị, đã đề cao Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, ngược lại muốn dìm VNCH xuống, Phim The VietnamWar không được công bằng . Chúng tôi không cần trả lời mà xin mượn câu trả lời của một người trong “Phe thua cuộc”. Trong một cuộc phỏng vấn của một nhà báo Việt tại San José, California, thẩm phán Phan Quang Tuệ đã không ngần ngại nói thẳng rằng:“ Phim Chiến tranh Việt-Nam” (The VietnamWar) đã nói đúng sự thật về Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp vì họ căn cứ vào lịch sử, chứ không phải thiên vị, đề cao ông Hồ, ông Giáp như lập luận của những người chống Cộng cực đoan. Ông Tuệ còn nói thêm “Miền Nam hết phong kiến Ngô Đình Diệm rồi đến bọn tướng lãnh quân phiệt …”

Chúng tôi hoan nghênh nhận định của ông Phan Quang Tuệ vì ông là người trí thức hiểu biết. Không những ông mà thân phụ của ông là bác sĩ Phan Quang Đán là một người quốc gia chân chính vì chống đối Ngô Đình Diệm độc tài, gia đình trị mà bị bắt nhốt ở P.42 và sau đó bị đày ra Côn đảo. Còn thêm một người trẻ là tiến sĩ Đỗ Hùng khi được hỏi:”bộ phim The Vietnam War có khách quan không”? Thì được trả lời: “Không những khách quan mà còn nói lên sự thật”.

11- Những người chống Cống cực đoan tin vào lập luận rẻ tiền và ấu trĩ của Trần Gia Phụng, Vũ Thư Hiên như nói: A- ông  Hồ Chí Minh không phải là người Việt, ông đích thực là người Tàu. B- Ông Hồ Chí Minh sai Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Nông Thị Xuân; trước khi Trần Quốc Hoàn mang cô Xuân đi thủ tiêu. Hoàn đã hiếp dâm của Xuân. Nếu biết được sự thật như vậy phải là người có cổ cánh tất nhiên thuộc loại cán bộ gộc nằm trong Trung Ương Đảng ? Ông Trần Gia Phụng ở Mỹ, ông có về Việt-Nam bao giờ mà biết? Còn ông Vũ Thư Hiên tù lên tù xuống chỉ đoán mò theo sở thích của mình ?

12-Tôi đã đọc thư của Hữu Thỉnh, Hội Nhà Văn VN (bên thắng cuộc) mời ông Phan Nhật Nam (bên thua cuộc) đến Hà-Nội, họ đài thọ cả vé máy bay. Ông Phan Nhật Nam không những đã khước từ mà còn nói “bên Thắng cuộc” phải xin lỗi và đặt ra đủ thứ điều kiện nọ kia.  Mình đã là người “thua cuộc” mà còn cố chấp như vậy làm sao nói chuyện “hòa giải –hòa hợp” được? Muốn hòa giải –hòa hợp thì điều tiên quyết phải biết tương nhượng ?

Tôi nhận thấy không thực tế đối với hoàn cảnh hiện tại. Động một chút “Phe Thua Cuộc”  xuống đường biểu tình với những cây cờ vàng mà họ cố tình hiểu sai nghĩa hai chữ quốc kỳ. Quốc-kỳ phải dựa trên ba điểm căn bản: Lãnh thổChủ quyềnDân chúng. Có đủ 3 yếu tố trên mới có thể gọi là quốc kỳ. Những phần tử chống Cộng cực đoan toàn là người  trong tình trạng tạm dung; làm gì có đất để làm “lãnh thổ”; làm gì có “chủ quyền” trên đất Mỹ; Dân chúng thì lưa thưa ở vùng Bắc thì có San Jose, vùng Nam thì có Orange County chưa tới 500,000 người. Làm sao so với nước Việt-Nam có dân số trên 90 triệu người ?

Dân chống Cộng cực đoan chỉ được tài ở bên Mỹ khoác lác. Có giỏi về Việt-Nam đấu tranh trực tiếp với chính quyền CS? Nội việc bỏ tiền ra đầu tư cho một số phụ nữ trong nước đứng lên phản đối VC còn keo kiệt thì nói gì đến đấu tranh ? Chỉ đấu tranh bằng mồm là giỏi ?

Chúng ta nên hiểu rằng LỊCH SỬ LÀ LỊCH SỬ.                        LỊCH SỬ Đà SANG TRANG.                                                                                                                                             KHÔNG MỘT AI  TRÊN THẾ GIAN NẤY CÓ QUYỀN LÀM LỊCH SỬ LÙI LẠI.

VII.- KẾT LUẬN :

Xem bộ phim mới The Vietnam War (Chiến tranh Việt-Nam) làm tôi suy nghĩ cả một bộ phim với 10 tập, dài 18 tiếng vẫn chưa nói lên:”LÝ DO NÀO MỸ VÀO VIỆT-NAM? Và cũng làm tôi nhớ lại sử gia Karnow trong một bài điểm sách đã trách khéo cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mac Namara: “Không bao giờ tái phạm”.

Phải chăng Karnow muốn cảnh tĩnh giới lãnh đạo Mỹ đừng bao giờ ỷ vào sức mạnh, ý muốn của mình rồi áp đặt lên một nước nhỏ yếu hơn mình, bắt người ta phải tuân phục mình ?

Không những thế, lịch sử và hoàn cảnh của một đại cường quốc như Mỹ. TẠI SAO MỸ THẢM BẠI Ở VIỆT-NAM? Liên quan về vấn đề nầy, hôm tôi về Saigon lại thăm ông Trần Bạch Đằng, ông có tâm sự với tôi: “Khi ông qua Mỹ, có một người Mỹ đến gặp ông ấy nói chuyện và sau đó nhờ ông viết một quyển sách nêu ra những nguyên nhân “Sự thất bại của Mỹ ở Việt-Nam” bằng tiếng Việt, sau đấy họ sẽ dịch sang tiếng Anh. Sau dó vài tháng thì ông TBĐ đi vào cõi vĩnh hằng. Tôi nghĩ rằng với sách có tính chất nghiên cứu, có muốn viết hoàn chỉnh thì phải có thời gian ít nhất là một năm vì ông ấy đã bị đột qụy một lần; muốn viết mau hoàn cảnh sức khỏe không cho phép.

Mặt khác, đề cập đến nước Mỹ, thiên hạ nhìn vào giới trí thức Mỹ,  trong hai cuộc chiến tranh thế giới đã kết tụ tại Hoa-Kỳ nhiều tinh hoa. Nhưng sao lại để cho tổng thống Nixon chủ trương xích lại gần Trung-Hoa để cố ý chia rẽ khối CS (giữa Nga và Tàu). Quả tình đã gặt hái kết quả, không những vậy, Hoa-Kỳ đã làm cho Liên-xô sụp đổ; những tưởng là Nga sẽ lụn bại, không ngóc đầu lên được; nhưng không ngờ Putin vẫn dần dần xây dựng nước Nga lớn mạnh, trái với mong ước của Mỹ. Nhưng ngược lại, những người lãnh đạo Mỹ đã thiển cận, thay vì làm cho Trung–Hoa yếu đuối. Chúng tôi nghĩ mãi không ra? Không hiểu tại sao Mỹ lại làm cho Trung-Hoa từ một nước lạc hậu, nghèo đói, nhờ có Mỹ, ngày nay Trung Hoa trở nên một nước văn minh, giàu mạnh và lại còn trở thành chủ nợ của Mỹ.

Lấy lý do Mỹ vào Việt-Nam để ngặn chận CS Nga, Tàu là không đúng sự thật. Mỹ chủ trương cho giới tư bản đầu tư ở Trung Quốc để kiếm nhiều lời mà nhiều người cho là chuyện “bình thường”vì Mỹ là nước tư-bản. Nhưng ở đời không ai học được chữ “NGỜ”; vô tình tư bản Mỹ lại làm cho “con cọp giấy Trung Quốc” trở thành cọp thật với móng vuốt sắc bén, có sức mạnh phi thường. Bây giờ kể về vũ khí thì TQ thua Mỹ nhưng nhờ có tài chánh dồi dào, chẳng mấy lúc mà TQ sẽ bắt kịp Mỹ. Hiện nay,Trung-hoa làm bá chủ biển Đông, không coi Mỹ ra gì ? Chẳng những thế Trung Quốc ngày nay còn có những đội quân trấn đóng ở châu Phi. Một chuyện bất thường nữa: Thái-Lan và Cao-Miên gần đây đã trở cờ bám đít Trung quốc, Hun-Sen dám tuyên bố như thách thức Mỹ rằng: “tớ đâu có sợ Mỹ, Mỹ muốn làm gì thì làm.”.

Nước Mỹ đã đi vào thiên niên kỷ mới với hào quang sáng ngời của những thành tựu mọi mặt đã đạt được trong thế kỷ 20, nhưng hào quang sáng ngời ấy bị xóa mờ vĩnh viễn bởi lịch sử: đó là sự thảm bại đau đớn của Mỹ ở Việt-Nam.

Thường thưởng, theo truyền thống chính trị lâu đời của Mỹ mỗi khi có vấn đề gỉ trọng đại làm hại đến uy tín của nước Mỹ thì cơ quan quyền lực cao nhất của nước Mỹ là Hạ viện và Thượng viện (nói chung là Quốc hội Mỹ) sẽ thành lập ngay một Ủy Ban Đặc biệt để tiến  hành điều tra, nghiên cứu và sau đó đúc kết một kết luận để công bố với quốc dân. Nhưng chúng tôi rất lấy làm lạ kể từ 30/04/1975 cho đến nay, tổng cộng là 42 năm, sau khi Mỹ rút khỏi Việt-Nam; chúng ta chưa hề thấy Quốc hội Hoa-Kỳ có một hành động nào theo truyền thống thường làm. Bao nhiêu là sách và phim ảnh đề cập đến chiến tranh Việt-Nam, nhưng chưa thấy Quốc hội Mỹ chính thức hành động theo truyền thống xưa nay.

Duy nhất, chỉ có mỗi một mình cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Mc Namara đã viét sách can đảm nhận lỗi lầm. Đó là quyểnIn Retrospect: The Tragedy and Lesson of Vietnam (Hồi tưởng: Tấm thảm kịch và bài học Việt-Nam) xuất bản thãng 04/1995.

Trong lúc Mỹ có cả một Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Nam đồ sộ, trước đây ở Berkely, California; nay được dời xuống Lubbox, Texas cũng do ông Douglas Pike, chuyên gia về Việt-Nam phụ trách; nghe nói Trung Tâm mới nầy to lớn hơn trung tâm cũ nhiều. Nhưng cho đến nay, chưa thấy Trung Tâm nầy đưa ra một tài liệu nghiên cứu chính thức nào về:

                            Tại sao Hoa-Kỳ đưa quân vào Việt-Nam ?

                           Tại sao Hoa-Kỳ thất bại tại Việt-Nam ?

CHUNG CUỘC: MỸ ĐÃ THUA TRONG CHIẾN TRANH VIỆT-NAM CHO NÊN BỘ PHIM MỚI “THE VIETNAM WAR” RA ĐỜI. MỸ ĐÃ THUA TRUNG-QUỐC VÌ MỸ LÀ CON NỢ CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỸ ĐANG THUA TRUNG QUỐC NGAY TẠI BIỂN ĐÔNG !

                                                                                                LỜI CUỐI:

 Chúng ta phải mổ xẻ để biết được sự thật, biết ưu khuyết điểm để hướng tới một tương lai huy hoàng.Chúng ta nên ôn lại lịch sử, các vua chúa ở thời Trịnh-Nguyễn là thời phong kiến, họ chỉ biết quyền lợi của họ, còn nhân dân sống chết mặc bây ! Con sông Gianh “căm hờn” làm chia cắt đất nước còn đó. Pháp-Mỹ-Tàu rắp tâm chia đôi nước Việt-Nam hơn 20 năm và dòng sông Bến Hải còn đó. Chúng ta không biết Đất Nước bị chia cắt là nhục sao?

Suy ra, trong chiến tranh Việt-Nam:  * Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam là bên THẮNG CUỘC .     * VNCH là bên THUA CUỘC ! Nhưng đại đa số nhân dân Việt-Nam ở cả hai miền Nam-Bắc đã bị thiệt hại nhiều từ sinh mạng, tài sản, tinh thần…. Vì chiến tranh mang lại lợi lộc cho các siêu cường. Do đó, người Việt-Nam bị chia rẽ, tự nhiên người Việt sát hại lẫn nhau, vô cớ anh em thù ghét nhau phỏng có lợi gì ?

Chúng tôi mong rằng, chúng ta phải thức tỉnh, không có chủ nghĩa nào bằng chủ nghĩa Dân Tộc Việt-Nam. Chúng ta nên mau chóng hòa giải – hoà hợp để hợp nhất lại thành một khối duy nhất.

Chúng ta sẽ xem bộ phim The Vietnam War của Mỹ. Đó là phim quá khứ.           Chúng ta hãy quên quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Chúng ta sẽ làm một bộ phim  thuần túy VIỆT-NAM  không còn chia rẽ, không còn hận thù, chỉ có tình thương bao la trong thanh-bình và thịnh-vượng.

Đó là bộ phim mới của người Việt-Nam:

                       THE VIETNAM PEACE AND PROSPERITY.

                                       Kết đoàn chúng ta là sức mạnh.

                                                 Kính chào đoàn kết.

                                           California, ngày 25 tháng 11 năm 2017.

                                                             HOÀI-VIỆT

                                         Email:  l.h.viet79@gmail.com.

                                                  Hay     bachtuyet802@gmail.com.

                                                       Phone: 619 961-9466

Quảng cáo/Rao vặt

Leave a Reply

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.